Triển vọng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình số lai (Trang 94)

5. Phương pháp nghiên cứu

4.3.2.Triển vọng tại Việt Nam

Thị trường truyền hình Việt Nam đang trong quá trình phát triển và được đánh giá là có nhiều tiềm năng. Các dịch vụ truyền hình liên tục tăng về số lượng nhà cung cấp và ngày càng đa dạng về công nghệ triển khai, nội dung chương trình và phương thức hoạt động.

Về mặt kỹ thuật, truyền hình Việt Nam hiện đang triển khai các công nghệ như trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các công nghệ truyền hình và nhà cung cấp tại Việt Nam

Công nghệ truyền hình Nhà cung cấp

Truyền hình tương tự VTV, VTC, VOV, các đài địa phương

Truyền hình cáp VTVCab, SCTV, HTV

Truyền hình số mặt đất VTV, VTC, AVG

Truyền hình số vệ tinh K+, VTC, AVG

Truyền hình IPTV FPT (OneTV), VNPT (MyTV), Viettel (NetTV)

Với việc Chính phủ phê duyệt lộ trình tiến tới số hóa truyền hình 100% trên toàn quốc vào năm 2020, các công nghệ truyền hình kỹ thuật số tại Việt Nam đang phát triển mạnh để bắt kịp với xu hướng chung của thế giới. Bên cạnh đó, thị trường internet tại Việt Nam cũng đang phát triển ấn tượng với số lượng thuê bao không ngừng tăng và mạng lưới liên tục mở rộng.

Các yếu tố này hỗ trợ việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật đầy đủ để có thể triển khai công nghệ HbbTV trong tương lai gần.

Về mặt nội dung, các chương trình truyền hình đang trở nên ngày càng chuyên nghiệp trong sản xuất, phong phú trong thể loại và đặc biệt có xu hướng tương tác nhiều hơn với người xem.

- Sản xuất: các chương trình truyền hình được tổ chức sản xuất bài bản với nhiều đội ngũ chuyên biệt. Các thiết bị chuyên dụng ngày càng hiện đại giúp hỗ trợ tối đa cho việc tương thích với các tiêu chuẩn truyền hình kỹ thuật số.

- Thể loại: các chương trình truyền hình đang không ngừng đổi mới thể loại để

phục vụ được nhiều đối tượng khán giả hơn. Các chương trình tọa đàm, đối thoại, thực tế, truyền hình trực tiếp giúp nội dung truyền hình phong phú hơn cả ở mảng chính luận và giải trí.

- Tương tác: các chương trình truyền hình đang tương tác ngày càng nhiều hơn

với người xem. Với các kênh quảng bá, khán giả có thể tham gia bình luận, góp ý, bầu chọn. Còn với truyền hình IPTV, người sử dụng còn có thể xem tùy ý các nội dung có sẵn và yêu cầu nội dung mới theo ý muốn.

Ngoài ra, sự phát triển của thị trường Internet với các nội dung số và thị trường điện tử tiêu dùng với các thế hệ đầu thu mới hay TV thông minh liên tục cập nhật, giúp người sử dụng làm quen với những phương thức hoàn toàn mới trong trải nghiệm truyền hình. Những yếu tố này giúp xây dựng một môi trường thuận lợi để công nghệ HbbTV có thể tiếp cận và phát triển tại thị trường Việt Nam.

Về mặt phương thức, ngoài truyền hình tương tự được phát miễn phí, các công nghệ truyền hình khác tại Việt Nam đều đang triển khai phương thức trả tiền. Với

sự tham gia của các nhà cung cấ ị trường truyền hình trả tiền hứa hẹn

tăng sự cạnh tranh về cả chất lượng cũng như giá thành giúp người xem không chỉ ở thành thị mà ở những vùng nông thôn cũng được sử dụng dịch vụ truyền hình chất lượng cao với giá cả hợp lí. Vì vậy trong tương lai,

được dự ều này đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế và tiềm năng

to lớn cho công nghệ HbbTV.

Như vậy có thể thấy truyền hình tại Việt Nam đã hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để có thể triển khai công nghệ HbbTV. Nắm bắt xu thế phát triển công nghệ truyền hình trong tương lai, Công ty TNHH Dịch vụ Truyền hình - Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom) trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam đã tiến hành thực hiện đề tài trọng điểm cấp nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ truyền hình lai

ghép băng rộng và quảng bá" từ năm 2012 đến 2013 nhằm nghiên cứu, đánh giá và triển khai thử nghiệm các ứng dụng HbbTV trong phòng thí nghiệm. Các kết quả của đề tài được đánh giá tốt, phù hợp với định hướng và mong muốn phát triển của Đài Truyền Hình Việt Nam. Trong tương lai gần, công nghệ HbbTV hứa hẹn sẽ được triển khai và góp phần làm thay đổi diện mạo của lĩnh vực truyền hình nói riêng và viễn thông nói chung tại Việt Nam.

4.4. Kết luận chương 4

Những kết quả thu được từ nội dung trong chương 4:

- Giới thiệu một số mô hình triển khai công nghệ HbbTV của các nhà cung cấp

dịch vụ trên thế giới.

- Giới thiệu một số ứng dụng của công nghệ HbbTV triển khai trên thực tế tại

khu vực Châu Âu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có cái nhìn tổng quan về thực trạng, xu hướng phát triển của lĩnh vực truyền

hình, trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ triển vọng của công nghệ HbbTV trên thế giới và tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Công nghệ truyền hình số lai chỉ mới ra đời tại Châu Âu nhưng đang dần phổ biến trên thế giới với tốc độ phát triển nhanh và tỏ ra có tiềm năng rất lớn. Nhờ sự kết hợp hai loại hình truyền hình số quảng bá và truyền hình băng thông rộng, công nghệ này đã thừa hưởng những ưu điểm của các công nghệ truyền hình trước đó và có thể phục vụ được nhiều đối tượng khác nhau. Khả năng tương tác cao với người dùng cuối giúp công nghệ này đáp ứng được nhu cầu ngày một đa dạng trên thị trường. Chính vì vậy công nghệ truyền hình số lai hứa hẹn sẽ thay đổi diện mạo của lĩnh vực truyền hình trên thế giới trong tương lai.

Trong luận văn tốt nghiệp này, tôi đã trình bày những đặc điểm của công nghệ truyền hình số lai, trên cơ sở đó đi sâu vào nghiên cứu hệ thống truyền hình số lai và đề xuất mô hình thử nghiệm. Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu thực trạng phát triển công nghệ truyền hình số lai qua các mô hình triển khai trên thực tế, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển của công nghệ này trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Còn rất nhiều việc cần làm để có thể tìm hiểu và đánh giá đầy đủ một công nghệ mới mẻ như truyền hình số lai. Hướng phát triển của luận văn trước mắt sẽ là tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm mục đích hoàn thiện mô hình truyền hình số lai thử nghiệm để tiến tới triển khai trên thực tế, đồng thời đánh giá kỹ hơn các giải pháp khả thi và phương hướng phát triển của công nghệ truyền hình số lai tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] European Telecommunications Standards Institute, “Hybrid Broadcast

Broadband TV, ETSI TS 102 796”.

[2] European Telecommunications Standards Institute, “Digital Video

Broadcasting, ETSI TS 102 809”.

[3] Open IPTV Forum Release 1 specification, “Declarative application

Environment v1.1, volume 5”.

[4] Web4CE, “Web-Based Protocol and Framework for Remote User Interface on

UPnP Networks and the Internet”.

[5] HBB-NEXT Generation Hybrid Media, “ECFP 7 Project, Grant Agreement

Number 287848”, 2012.

[6] IDATE, “Advanced TV services for all, thanks to Hybrid Broadcast

Broadband TV solutions”, 2013.

[7] HbbTV Forum Nederland, “Overview of Interactive Television services

according to the HbbTV standard in Europe”, Mar. 2014.

[8] Saina N, Network Systems & Technologies, “A Whitepaper on Hybrid Set Top

Box”.

[9] Media TV Com, “Hybrid Broandband Broadcast TV Explaned”, 2010.

[10] Elger van der Wel, University of Twente, “Hybrid Broadcast Broadband TV”,

Oct. 2011.

[11] Mohammad Homayoon Fayez and Reza Tadayoni, “Personalized Interactive

EPG based on HbbTV”, Jan. 2013, pp. 7-24.

[12] Marco Ghiglieri, Erik Tews, Technische University at Darmstadt, Germany,

[13] Pavol Podhradský, Faculty of Electrical Engineering and Information Technology of Slovakia University, “Evolution trends in Hybrid Broadcast Broadband TV”, Sep. 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[14] Z. Lukac, M. Radonjic, B. Veris, T. Maruna, and N. Kuzmanovic, “The experience of implementing a Hybrid Broadcast Broadband Televisio on network enabled TV set”, 34th International Convention MIPRO, May 2011, pp. 840-844.

[15] Klaus Merkel, Institut für Rundfunktechnik, Munich, Germany, “Hybrid

Broadcast Broadband TV, The New Way to a Comprehensive TV Experience”, 2012.

[16] Mark Guelbahar, Michael Probst, IRT, Munich, Germany, “HBB-Next:

Providing independent content recommendations in a next-generation Hybrid Broadcast Broadband TV ecosystem”, 2012.

[17] Zeljko Lukac, Mario Radonjic, Boris Mlikota, Branislav Veris, Tomislav Maruna, Embedded Systems RT-RK Computer Based Systems LLC Novi Sad, Serbia, “An approach to complex software system design evaluated on the HbbTV software stack”, 2011.

[18] Nikola Kuzmanovic, Member IEEE, Velibor Mihic, Tomislav Maruna, Milan

Vidakovic, and Nikola Teslic, “Hybrid Broadcast Broadband TV

Implementation in Java based Applications on Digital TV Devices”, IEEE Transactions on Consumer Electronics, Vol. 58, No. 3, pp. 1056-1062, Aug. 2012.

[19] K. Merkel, "Hybrid Broadcast Broadband TV, The New Way to a

Comprehensive TV Experience", 14th ITG Conference on Electronic Media Technology (CEMT), March 2011, pp. 1-4.

[20] J.C. Dufourd, S. Thomas, and C. Concolato, "Recording and Delivery of HbbTV Applications", Proceedings of the 9th international interactive conference on Interactive television (EuroITV '11), June 2011, pp. 51-54.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình số lai (Trang 94)