5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2.4. Xử lý thông tin
Thông tin từ các nguồn tin là rất nhiều, đa dạng và phong phú, đặc biệt, các tin này không có định dạng chuẩn mà hệ thống yêu cầu để lưu trữ, xử lý thông tin. Vì vậy, chúng ta cần một khối xử lý các nguồn tin từ dạng thô đó thành thông tin hữu ích. Quy trình xử lý thông tin được mô tả như Hình 3.6.
Trước hết bản tin thô cần phải qua bộ lọc để tìm lọc ra các thông tin chúng ta quan tâm, các tin mới từ hàng ngàn tin cũ mà nguồn tin cập nhật chậm hoặc lỗi trong quá trình truyền nhận tin. Sau khi lọc bỏ các kết quả không phù hợp, các bản tin tiếp tục qua bộ phân loại để sắp xếp vào các mục chuyên đề mà chúng ta cung cấp dịch vụ: bóng đá, thời tiết, tỷ giá, ... Sau đó bản tin được định dạng lại theo một cấu trúc chuẩn để tiện cho việc lưu trữ vào CSDL và tìm kiếm, xử lý tin khi có yêu cầu sau này.
Yêu cầu được đưa ra đối với khối Xử lý thông tin:
- Cập nhật liên tục tin tức mới.
- Tốc độ xử lý tin nhanh.
- Bộ lọc và phân loại cần có độ chính xác cao.
Các thông tin chỉ có ích khi mà thông tin đó là thông tin mới, hoặc là thông tin sau cùng được đưa ra sau một chuỗi tin tương tự.Ngoài ra nhu cầu cập nhật thông tin của khách hàng là không biết trước, từ thời điểm yêu cầu, loại tin yêu cầu, tin đó đã có hoặc chưa có trong CSDL. Chính vì vậy, cần có cơ chế cập nhập tin mới liên tục từ các nguồn tin và phải xử lý chúng nhanh chóng, chính xác. Bộ lọc tin cần đảm bảo lọc hết các tin cũ, các tin đã được đánh dấu là sai sót để giảm tải lượng tin cần xử lý phía sau nó. Bộ lọc càng chính xác thì càng hữu dụng.
Quá trình nhập tin vào CSDL
Nhập liệu tự động
Với lợi thế về tốc độ tính toàn và hiệu năng làm việc của các máy tính hiện nay, việc nhập tin vào cơ sở dữ liệu phần lớn sẽ được làm một các tự động. Quá trình tự động nhập liệu được thiết kế đồng bộ từ khâu nguồn thông tin, xử lý thông tin và đưa vào cơ sở dữ liệu.Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, hiệu suất cao do lượng thông tin có ích lưu trữ lớn tại thời điểm thông tin mới xuất hiện. Tuy nhiên, quá trình này lại phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tin tự động, nếu không may nguồn tin bị gián đoạn, thì quá trình nhập liệu sẽ bị ngưng trệ. Để khắc phục nhược điểm này, một thành phần nhỏ là nhập liệu bằng tay như dưới đây.
Nhập liệu bằng tay
Không chỉ khi nhập liệu tự động bị gián đoạn bởi nhiều lý do liên quan đến nguồn tin, nhiều lúc chúng ta cũng cần sự can thiệp trực tiếp của người quản trị vào việc nhập thông tin cho cơ sở dữ liệu. Đó là các trường hợp khẩn cấp, trường hợp cần đính chính lại thông tin, cần kiểm duyệt kỹ thông tin trước khi đưa vào cơ sở dữ liệu.
Chuyển đổi tự động - bằng tay
Khi nguồn tin bị gián đoạn, hệ thống sẽ cảnh báo tới quản trị viên và lập tức chuyển sang hệ thống nhập tin bằng tay. Trong chế độ nhập liệu bằng tay, hệ thống vẫn liên tục liên lạc lại với nguồn tin để đảm bào khi đến chu kỳ lấy tin tiếp theo, hệ thống lại quay lại làm việc với chế độ tự động. Trong trường hợp nguồn tin không bị lỗi, nhưng người quản trị yêu cầu nhập tin bằng tay, hệ thống sẽ hiểu là nhập liệu từ quản trị viên có mức độ ưu tiên cao hơn và ngừng lấy tin từ nguồn tin một cạc tự động, nó chỉ quay về chế động tự động khi quản trị viên thiết lập lại chế độ tự động.
3.1.2.5. Tƣơng tác ngƣời dùng
Tương tác với người dùng là chức năng không thể thiếu của hệ thống bởi nó là đầu ra cho những thông tin được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu và là điểm đầu cung cấp dịch vụ tương tác với người dùng thuê bao đầu cuối.
Tương tác với người dùng được chia ra làm 2 loại như Hình 3.7.
- Quản trị viên: điều khiển hệ thống, kiểm duyệt và chỉnh sửa lại tin tức đã lưu trong hệ thống, xem các báo cáo, giám sát hệ thống.
- Người dùng dịch vụ: là những người yêu cầu hệ thống trả về cho họ một tin tức nào đó, nhóm người này chủ động yêu cầu tin tới hệ thống và hệ thống phát tin trả lời cho họ.
Hai luồng tương tác người dùng này được tách riêng với cơ chế bảo mật để tránh các trường hợp không mong muốn về an ninh hệ thống xuất phát từ phía người dùng.
3.1.3. Quản lý ứng dụng
3.1.3.1. EPG – Lịch phát sóng điện tử
EPG là một dịch vụ được cung cấp cho người dùng của truyền hình, đài phát thanh, và các phương tiện truyền thông với danh sách, mục lục liên tục cập nhật theo thời gian thực. EPG hiển thị chương trình đang phát sóng ở tất cả các kênh, lịch phát sóng trong thời gian gần, kế hoạch phát sóng lâu dài cho một kênh nào đó. Việc này giúp cho người dùng nhanh chóng nắm bắt được lịch trình chiếu một chương trình mà họ yêu thích, từ đó họ có thể sắp xếp thời gian của họ để thưởng thức chương trình, hoặc họ có thể bật tính năng PVR để thu lại kênh đó và thưởng thức sau đó khi có thời gian rảnh. EPG được phát theo một kênh truyền đăc biệt nhằm duy trì liên tục từ phía nhà cung cấp dịch vụ và phía khách hàng. EPG có thể hiên thị bất cứ khi nào người dùng yêu cầu. Thông thường EPG sẽ cho người dùng biết những gì sẽ lên sóng truyền hình trong 7 ngày tiếp theo và kèm với thông tin chi tiết của chương trình. Một số EPG có các chức năng bổ sung khá hay, chẳng hạn như khả năng thiết lập nhắc nhở và kiểm soát việc xem truyền hình của khách hàng: loại truyền hình, kênh truyền hình, thời gian phát sóng.
Thông tin về lịch phát sóng do nhà phát hành nội dung quản lý và đưa ra thông tin về kênh chương trình, thời gian phát sóng chính thức, chiếu lại. Nhiệm vụ khối quàn lý EPG là làm sao từ cơ sở dữ liệu đã có, phục vụ việc tra cứu lịch chương trình của khách hàng. Có thể chia module EPG thành 4 thành phần chính như sau:
- Lịch phát sóng.
- Kênh yêu thích.
- Nhắc nhở lịch phát.
- Thu lại kênh.
3.1.3.2. Lịch phát sóng
Là thành phần cốt lõi của EPG, phần này liên tục cập nhật lịch phát sóng từ phía nhà cung cấp dịch vụ để truyền tải đến cho khác hãng những thông tin thời gian thực, đáp ứng nhu cầu tra cứu chương trình yêu thích của họ. Như đã nói ở trên, EPG được truyền đi theo một kênh riêng độc lập với kênh trình hình đang được trình chiếu hiện thời. Phương thức truyền này có ưu điểm là nhanh chóng và dễ quản lý, tuy vậy lại cần một số kỹ thuật riêng từ bên phát và thu để lọc ra kênh EPG riêng ra khỏi luồng kênh truyền hình đang phát.
Để khắc phục nhược điểm nhỏ trên, EPG còn có thể được trích xuất ra từ các bản tin được truyền qua mạng internet. Hệ thống HbbTV cho phép thu nhận cả hai luồng truyền hình quảng bá và băng thông rộng để nhận các luồng hình ảnh, dữ liệu riêng. Chính vì vậy, EPG không khó để triển khai khi muốn tích hợp theo cả 2 kênh truyền.
Nguồn dữ liệu có thể lấy từ nhà cung cấp nội dung truyền hình, và cần phải xử lý trước khi đem phát quảng bá cho các đầu thu HbbTV, đây là bước luôn cần để tinh chỉnh cấu trúc bản tin giúp phía phát và phía thu dễ dàng mã hóa, giải mã bản tin của EPG. Do EPG hoạt động ở thời gian thực nên cần có cơ chế chạy thường trú cho chương trình một cách hiệu quả. Hình 2.9. đưa ra một quy trình mẫu để xử lý EPG.
Từ danh sách các kênh và lịch phát sóng trong EPG, người dùng có thể thực hiện một số chức năng hữu ích khác như thiết lập kênh yêu thích (Favorite Channels), thiết lập nhắc nhỏ lịch phát sóng (On-Time Reminder) và lịch thu lại kênh qua ứng dụng phần cứng PVR.
z
Hình 3.9. Quá trình hoạt động của EPG
3.1.3.3. Kênh yêu thích
"Kênh yêu thích" có mặt trên hầu hết các thiết bị điện tử và là một chức năng cần thiết đối với người dùng. Bởi chức năng này cung cấp cho người dùng một cách quản lý kênh truyền hình theo sở thích, nhu cầu của chính khách hàng.
"Kênh yêu thích" cung cấp một danh sách các kênh mà người dùng đánh dấu và phân loại theo các mục có sẵn hay do người dùng tự định nghĩa.
"Kênh yêu thích" cung cấp theo chức năng đánh giá kênh, với phương pháp tăng hạ chỉ số điểm cho từng kênh, các kênh có điểm càng cao thì khi hiển thị sẽ được ưu tiên lên phía trên. Việc đánh giá này sẽ là nguồn tin hữu ích phục vụ việc thu nhận các phản hổi từ phía người xem truyền hình cho một chương trình, bộ phim nào đó. Mỗi khi một kênh được đánh giá, hệ thống sẽ gửi phản hổi cho nhà cung cấp dịch vụ và thu về nhận xét của khách hàng khác cho cùng kênh/bộ phim đó.
Hình 3.10. Các tác vụ xử lý đối với kênh yêu thích
3.1.3.4. Nhắc nhở lịch phát
Ngoài đánh dấu các kênh yêu thích, người dùng còn có thể thiết lập lịch nhắc nhở cho kênh yêu thích của họ, hoặc đơn giản chỉ nhắc nhỏ một công việc nào đó khi họ đang xem truyền hình. Tính năng này cho chép liệt kê dạng danh sách các thời điểm cần hiện thông báo nhắc nhở. Danh sách được cập nhật từ bên ngoài như trình EPG, trình FC (kênh yêu thích) hoặc từ trong mục liệt kê danh sách.
Người dùng có thể sắp xếp lịch theo thời gian, kênh truyền hình hoặc một nhóm kênh tùy theo việc họ lựa chọn khi lưu kênh vào hàng đợi nhắc nhở. Tại danh sách này, người dũng cũng có thể chỉnh sửa danh sách: thêm lịch mới, xóa lịch cũ, đặt lịch thu lại kênh truyền hình.