Giải pháp cho vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 31 - 34)

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng Trung Quốc cần nhanh chóng cải thiện việc bảo vệ môi trường. Nếu không Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thảm họa theo sau hai thập kỷ phát triển quá nhanh đă làm ô nhiễm không khí, nước và đất. Hơn nữa, vấn đề ô nhiễm có thể phá đi sự ổn định xã hội, số cuộc phản đối của dân chúng về các vấn đề môi trường ngày càng tăng. Nông dân biểu tình phản đối lượng chất thải không được kiểm soát của các nhà máy đang phá huỷ hoa màu và làm nhiễm độc nguồn nước.

Chính phủ Trung Quốc đã có nhận thức mới là : "Không nên theo lối cũ là gây ô nhiễm môi trường rồi sau đó xử lý". Thay vì chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc cần chú ý tới bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường. Đồng thời, Trung Quốc sẽ thi hành chính sách công nghiệp nghiêm ngặt, cấm doanh nghiệp và các dự án hạ tầng cơ sở gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Trung Quốc cũng sẽ thi hành các chương trình đặc biệt giải quyết ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý từng bước ô nhiễm nước, không khí và đất. Ngoài ra, Chính phủ sẽ thắt chặt việc thi hành luật về bảo vệ môi trường song song với các luật liên quan khác. Những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm sẽ bị đóng cửa, doanh nghiệp và cá nhân gây ô nhiễm sẽ bị phạt nặng hơn. Trước sự cố Tùng Hoa, chỉ riêng trong năm 2005, gần 30.000 vụ vi phạm môi trường bị điều tra và trừng phạt, trong đó 2.609 doanh nghiệp buộc phải ngưng hoạt động hoặc đóng cửa.

Trong 4 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc đầu tư tổng cộng 600,6 tỷ NDT (khoảng 72,3 tỷ USD) cho phòng chống và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống sẽ là ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế 5 năm tới của Trung Quốc. Từ đầu năm 2006, SEPA đã công bố hai biện pháp tạm thời về sự tham gia của dân chúng trong việc

đánh giá tác động môi trường. Theo đó dân chúng có thể tham gia đánh giá tác động môi trường, hỏi ý kiến chuyên gia, hoặc tham dự hội nghị chuyên đề hoặc diễn đàn công khai. Các nhà thầu dự án sẽ phải cung cấp cho nhân dân chi tiết ảnh hưởng của công trình xây dựng đến môi trường và các biện pháp phòng tránh họ sẽ áp dụng. Trước đây, hệ thống đánh giá tác động môi trường của Trung Quốc hầu như chỉ dựa vào các biện pháp hành chính nhưng thiếu sự giám sát của dân chúng. Đây là bước tiến lớn của pháp luật để tăng cường sự tham gia của dân chúng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát tận dụng tài nguyên và kiểm soát nước thải, khí thải, rác thải và khuyến khích phát triển ngành dịch vụ và ngành công nghệ cao tiêu hao tài nguyên thấp, gây ô nhiễm ít. Ngành công nghiệp bảo vệ môi trường tạo điều kiện đảm bảo về mặt vật chất và công nghệ cho công tác bảo vệ môi trường đang có không gian phát triển rộng lớn ở Trung Quốc. Nguyên nhân chính thúc đẩy ngành công nghiệp bảo vệ môi trường Trung Quốc phát triển là những năm qua Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường, chú trọng hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp.

Nhưng, trong quá trình phát triển nhanh chóng, ngành công nghiệp bảo vệ môi trường Trung Quốc cũng tồn tại không ít vấn đề. Chẳng hạn, trình độ công nghệ của thiết bị then chốt và sản phẩm cốt lõi chưa thỏa mãn được nhu cầu về quản lý môi trường và tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải, nước thải và rác thải; Kênh huy động vốn đầu tư vẫn ít, phần lớn dựa vào ngân sách Chính phủ, huy động vốn trên thị trường vốn vẫn khó khăn v.v... Bộ Bảo vệ môi trường (thành lập năm 2008) cho biết, nhằm giải quyết vấn đề nói trên, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách và biện pháp mới:

Thứ nhất tăng cường quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp bảo vệ môi

trường. Hiện nay Chính phủ đang ấn định Quy hoạch chấn hưng ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, để thúc đẩy toàn diện ngành công nghiệp bảo vệ môi trường phát triển. Môi trường liên quan mật thiết đến năng lượng. Trung Quốc buộc phải nhanh chóng thực hiện chế độ bảo vệ năng lượng nghiêm ngặt nhất. Các dự án năng lượng phải có cách làm mới và chính sách mới. Khai thác và sử dụng

nguồn năng lượng mới và tái sinh năng lượng phải trở thành nội dung quan trọng trong xây dựng ngành năng lượng của Trung Quốc hiện nay, tăng cường khai thác năng lượng mặt trời, nhà máy điện hạt nhân v.v…Một loạt chương trình và sáng kiến hiện tại được chính quyền tăng cường. Đó là giảm sử dụng các nhà máy điện đốt than và tăng cường chuyển đổi sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Cơ quan Năng lượng Quốc gia đã yêu cầu 13 chính quyền địa phương ngừng cấp phép cho các nhà máy điện đốt than mới trong vòng 3 năm, loại bỏ các nhà máy sản xuất năng lượng lỗi thời cũng được đặt trong danh sách những việc ưu tiên hàng đầu. Trong cuộc họp báo thường niên mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố “đẩy mạnh cuộc chiến chống ô nhiễm”, đồng thời cam kết sẽ đóng cửa 50.000 lò sản xuất than đá và cấm lưu thông khoảng 6 triệu xe ô tô cũ ở Thủ đô Bắc Kinh.

Thứ hai là tăng cường đổi mới công nghệ, khuyến khích sáng tạo và đổi mới,

thu hút, tiêu hóa, hấp thu, rồi đổi mới.

Thứ ba là tăng cường xây dựng kênh đầu tư đa nguyên hóa và cơ chế huy

động vốn vào ngành công nghiệp bảo vệ môi trường, ủng hộ đông đảo doanh nghiệp bảo vệ môi trường vừa và nhỏ phát triển lành mạnh.

Chương 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3.1. Sự tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc và bài học của Trung Quốc3.1.1. Điểm tương đồng 3.1.1. Điểm tương đồng

Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc đều tiến hành cải cách trong điều kiện điểm xuất phát thấp, nền kinh tế lạc hậu và đều là những nước nông nghiệp với trình độ kĩ thuật lạc hậu.Trong khi đó Công nghiệp được coi là ngành kinh tế chủ yếu thì cũng không tránh khỏi tình trạng lạc hậu trì trệ, công cụ, công cụ canh tác còn thô sơ, sản lượng thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Mặt khác cơ chế kinh tế khi chưa đổi mới còn kìm hãm các nguồn lực tự nhiên và con người khiến cho chúng không phát huy được năng lực thậm chí còn bị xói mòn.

Thứ hai, cả hai nước đều có chung ý thức hệ cùng mong muốn xây dựng Chủ Nghĩa xã hội trên cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu, muốn bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, quá độ lên CNXH. Trong thời gian dài, cả 2 nước đều theo đuổi mô hình kế hoạch hóa tập trung mà nguồn gốc là từ người anh cả Xô Viết.

Thứ ba, sự yếu kém về năng lực lãnh đạo, tổ chức và sự trì trệ trong phát triển kinh tế xã hội đã làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng cộng sản, vào nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Vì thế phải cần sáng suốt trong đường lối kinh tế và công tác lãnh đạo phải triệt để sáng suốt.

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 31 - 34)