Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 28 - 31)

a. Điều chỉnh tỷ lệ Dự trữ bắt buộc (DTBB)

Năm 1987, PBC nâng mức dự trữ lên 12% nhằm sử dụng tiền gửi DTBB để tập trung vốn hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và các dự án trọng điểm; Năm 1988, PBC đã cải tổ đáng kể hệ thống DTBB, tỷ lệ này lại tăng lên một lần nữa lên mức 13%. Nhìn chung, hai lần điều chỉnh này nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, sự tăng giá và tăng cung tiền quá mức. Có thể nói, trong giai đoạn đầu này, DTBB tương đối cao nhằm tăng quyền lực của PBC trong việc kiểm soát và điều chỉnh tín dụng. Bên cạnh đó, PBC sử dụng tiền gửi trong tài khoản dự trữ cho việc cung cấp tín dụng PBC cho sản xuất nông nghiệp và các dự án đầu tư quan trọng.

Tháng 3/1998, PBC đã thay đổi về căn bản hệ thống dự trữ bằng việc sáp nhập hai tài khoản dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức thành một tài khoản thống nhất là tài khoản dự trữ; đồng thời, các TCTD được toàn quyền sử dụng phần dự trữ vượt mức trong tài khoản này. Tỷ lệ DTBB sẽ là khác nhau với các đối tượng khác nhau và tình trạng tài chính, nội bộ khác nhau. Cách xác định tỷ lệ DTBB dựa trên: Tỷ lệ

vốn thích hợp, tỷ lệ nợ quá hạn, tình trạng kiểm soát nội bộ, sự vi phạm quy chế lớn, sự cố rủi ro nghiêm trọng…

Bước sang năm 2011, nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng trưởng kinh tế và tổng phương tiện thanh toán (M2), PBC điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB. Cụ thể: Ngày 20/6/2011 , PBC đã tăng tỷ lệ DTBB áp dụng đối với các TCTD lớn lên mức 21,5%/năm, các tổ chức tín dụng nhỏ và vừa lên 19,5%/năm. Hiện tại, PBC sử dụng hai tài khoản tiền gửi cho các TCTD: (1) tài khoản DTBB, yêu cầu hàng ngày các TCTD phải duy trì đúng quy định, hiện được trả lãi là 1,92%/năm; (2) Tài khoản DTBB vượt, hiện được trả lãi 0,72%/năm.

Việc áp dụng tỷ lệ DTBB được phân chia thành hai khối là: (1) các TCTD lớn chịu tỷ lệ DTBB cao hơn; (2) các TCTD nhỏ chịu tỷ lệ DTBB thấp hơn. Việc quy định tỷ lệ DTBB của các TCTD nhỏ và vừa ở mức thấp hơn trong khi áp dụng cùng một mức trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay tạo điều kiện cho các TCTD nhỏ có thể cạnh tranh, đảm bảo ổn định so với các TCTD lớn khác. Ngoài ra, PBC còn ban hành chính sách mới về áp dụng tỷ lệ DTBB phạt đối với từng TCTD tăng trưởng tín dụng cao. Trước đây, PBC đã từng áp dụng biện pháp DTBB phạt trong trường hợp các TCTD không đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu hoặc có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức cho phép. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể, PBC sẽ áp dụng DTBB phạt như là một chế tài để đạt được các mục tiêu điều hành của mình. Việc áp dụng tỷ lệ DTBB phạt đối với các TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn được coi là một biện pháp quan trọng để đảm bảo các TCTD sẽ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý theo mục tiêu điều hành của PBC.

b. Tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất huy động

Trung Quốc đang thực hiện cơ chế trần lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho vay để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính. Các mức lãi suất trần tiền gửi và sàn cho vay chuẩn được điều chỉnh linh hoạt để đạt được sự cân bằng trong và ngoài nước. Việc quản lý sàn lãi suất cho vay chủ yếu nhằm 2 mục tiêu chính (i) Hạn chế hạ thấp lãi suất kiểm soát tăng trưởng tín dụng khi nền kinh tế phát triển quá nóng; (ii) Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD lớn với các TCTD nhỏ. Việc áp dụng trần lãi suất huy động nhằm hai

mục tiêu chính (i) Lãi suất tiền gửi không được tăng cao quá mức làm hạn chế tiêu dùng gây ra tình trạng dư cung. (ii) Hạn chế sự dịch chuyển vốn giữa các NHTM.

Hiện PBC thực hiện công bố các mức lãi suất huy động và cho vay chuẩn với nhiều kỳ hạn khác nhau như lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 12 tháng, 2 năm, 3 năm và 5 năm, lãi suất cho vay thời hạn 6 tháng, 1 năm, 1-3 năm, 3-5 năm và trên 5 năm để làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay.

a. Điều chỉnh tỷ giá

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

Đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ánh đúng sức mua của đồng NDT. Chính sách này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại, giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát của Trung quốc tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.

Tháng 1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT; đồng thời, để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung-cầu ngoại tệ thông suốt. Đồng thời, từ năm 1994-1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối PBC. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Từ năm 1997 đến nay chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng khi dự trữ ngoại hối tăng lên.

Hiện Trung quốc đang thực hiện việc quản lý tỷ giá theo một rổ tiền tệ của các đối tác thương mại chính. Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tỷ giá thuộc nhiệm

vụ của Vụ CSTT của PBC vì theo quan điểm của PBC trong việc điều hành chính sách tiền tệ, kênh tỷ giá cũng là một kênh quan trọng trong cơ chế truyền dẫn và có tác động qua lại với các kênh khác. Kết quả là nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển vững chắc. Thị trường ngoại tệ ổn định, cung cầu ngoại tệ được cân đối.

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 28 - 31)