Xuất một số giải pháp cho tăng trưởng nóng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 42 - 45)

Những dấu hiệu không bình thường trên nên được sớm khắc phục, nếu không nền kinh tế có thể gặp trở ngại, khi mà niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào “sức khỏe” của nền kinh tế suy giảm hoặc có thêm các cú sốc ngoại lai lớn khác. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, các nước đang phát triển đã áp dụng một loạt các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đi kèm với dòng vốn nước ngoài trong khi vẫn khai thác tác động tích cực của nó đến tăng trưởng như:

(1) Tăng dự trữ ngoại hối;

(2) Thực thi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn; (3) Giảm phụ thuộc vào nợ nước ngoài và vốn ngắn hạn;

(4) Tự do hóa các giao dịch tài sản tài chính giữa cá nhân và tổ chức trong nước với nước ngoài.

Có thể nói hiện tại Việt Nam mới chỉ thực hiện tốt biện pháp thứ ba. Tỷ trọng nợ nước ngoài trên GDP trung bình trong các nước phát triển là 34% năm 2004. Tỷ trọng này của Việt Nam cũng là 34%, và có xu hướng giảm dần trong các năm tới. Tính theo tỷ trọng của giá trị xuất khẩu, mức nợ của ta khoảng 78%. Mức nợ của ta như vậy là khá thấp so với mức trung bình của nhóm các nước có thu nhập thấp (con số tương ứng vào khoảng 46% và 100%). Mặt khác, cũng giống xu thế chung, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đang có xu hướng giảm đi, ở mức 8% trong năm 2004, so với mức trung bình của các nước đang phát triển trên thế giới là 16.4%.

Đối với biện pháp thứ nhất, cần có một lưu ý quan trọng. Quả là dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, nhưng nếu không quản lý tốt, điều này lại là một cái hại lớn vì dự trữ ngoại hối nếu tập trung vào tay Ngân hàng Nhà nước sẽ trút toàn bộ gánh nặng rủi ro về tiền tệ và lãi suất lên bảng cân đối tài sản của mình, và có thể gây ra những ảnh hưởng xấu về ngân sách. Vì vậy, cần phải giảm rủi ro này bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư cho nguồn dự trữ này và san xẻ nó cho khu vực tư nhân. Nói cách khác, cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư ra nước

ngoài - một xu hướng tuy đã hình thành nhưng vẫn còn chưa rõ nét, với khối lượng đầu tư còn rất khiêm tốn, từ 300 đến 400 triệu USD trong năm qua - thay vì chỉ chú trọng đến kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Về biện pháp thứ hai, cần có biện pháp và chính sách mềm dẻo, uyển chuyển trong việc giữ tỷ giá VND/USD cho phù hợp với giá dầu mỏ và những biến động lớn về lạm phát trong nước và quốc tế, bởi nếu kìm nén tỷ giá càng lâu thì áp lực lạm phát càng lớn.

Biện pháp thứ tư là cần chủ động hình thành các điều kiện và tiêu chuẩn minh bạch hóa, củng cố quản lý tài chính doanh nghiệp, thắt chặt các quy định quản lý rủi ro trong hệ thống tài chính để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài và phòng ngừa rủi ro mang tính hệ thống.

Khi đã đạt được những điều kiện này, nên tiến hành tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn để tiếp tục thu hút vốn nước ngoài, kể cả ngắn hạn, phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Sự cứng nhắc trong kiểm soát vốn có thể làm tăng sự nghi ngờ của các nhà đầu tư vào tính lành mạnh của hệ thống tài chính.

KẾT LUẬN

Cùng với Mỹ, Trung Quốc ngày nay đã trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Những thành tựu to lớn ấy có được là nhờ vào quá trình cải cách và phát triển vượt trội của Trung Quốc. Tăng trưởng nóng đã giúp Trung Quốc có được vị trí quan trọng trên trường chính trị, giảm tỉ lệ thất nghiệp và đời sống nhân dân ngày một cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có tính hai mặt. Tăng trưởng nóng của Trung Quốc cũng đem lại những tác động tiêu cực như tỉ lệ lạm phát ngày một tăng cao, ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, tín dụng, tiền tệ, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến cả ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, chính phủ Trung Quốc hiện nay đã và đang phải có những biện pháp kiềm chế lạm phát để có thể phần nào giảm những tác động tiêu cực. Là một nước láng giềng của Trung Quốc, cùng với những sự tương đồng về bối cảnh lịch sử và kinh tế, Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu rất rõ ràng của tăng trưởng nóng. Điều quan trọng là chúng ta cần phải rút ra được những bài học từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, từ đó có những biện pháp và chính sách rõ ràng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù nhìn vào sự phát triển của Trung Quốc, tăng trưởng nóng đã đem lại rất nhiều tác động tiêu cực. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc cải thiện tình hình kinh tế đất nước, giúp đời sống nhân dân ngày một cải thiện. Điều quan trọng là chính phủ phải có những biện pháp để có thể giữ cho tăng trưởng ổn định ở một mức nhất.

Một phần của tài liệu tiểu luận tăng trưởng và phát triểntăng trưởng nóng tại trung quốc và bài học cho việt nam (Trang 42 - 45)