Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC SỬ DỤNG DAO SIÊU ÂM CẮT CHỎM NANG THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA (Trang 37 - 43)

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo phương pháp mô tả theo dõi dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu.

2.2. Dự kiến cỡ mẫu nghiên cứu

Dự kiến lấy cỡ mẫu theo phương pháp thuận tiện và tích lũy

Toàn bộ bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Biến số thu thập cho mục tiêu 1

Tuổi, giới

- Tuổi, giới, địa chỉ ghi theo thông tin trong bệnh án khi người bệnh nhập viện.

- Tuổi của đối tượng nghiên cứu chia thành 5 nhóm:

 Nhóm 1: dưới 30 tuổi.

 Nhóm 2: 30 – 39 tuổi.

 Nhóm 3: 40 – 49 tuổi.

 Nhóm 4: 50 – 59 tuổi

 Nhóm 5: từ 60 tuổi trở lên.  Lý do vào viện và tiền sử

- Lý do vào viện ghi theo thông tin trên bệnh án khi BN nhập viện.

- Tiền sử bệnh nhân điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa ghi theo thông tin trên hồ sơ bệnh án.

Triệu chứng lâm sàng

29

- Thời gian xuất hiện triệu chứng đến khi vào viện. Là thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên đến khi vào viện điều trị (tính bằng tháng). Khai thác thông tin trong hồ sơ và được chia làm 4 nhóm:

 ≤ 3 tháng.

 4 – 6 tháng.

 7 – 12 tháng.

 >12 tháng.

- Bệnh lý kết hợp với nang thận thu thập trong bệnh án chia làm 4 nhóm:

 Không có bệnh lý.

 Sỏi tiết niệu.

 Nang gan.

 Bệnh lý khác.  Cận lâm sàng

- Siêu âm: ghi nhận kết quả siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Kết quả thu được ghi vào bệnh án nghiên cứu theo mẫu đã xây dựng.

 Vị trí nang: bên phải và bên trái.

 Số lượng nang chia làm 2 nhóm: 1 nang và > 1 nang.

 Vị trí nang so với cực thận (nằm ở cực trên, giữa thận, cực dưới).

 Kích thước nang: đường kính nang tính bằng milimet và chia làm 3 nhóm:

• Nhóm 1: < 50 mm. • Nhóm 2: 50 – 100mm. • Nhóm 3: > 100mm.

 Đặc điểm thành nang: mỏng nhẵn, hơi dày vôi hóa mỏng, dày vôi hóa nhiều. Vôi hóa thành nang là đám tăng âm có bóng cản âm phía sau.

 Dịch trong nang: đồng nhất hoặc không đồng nhất. Đồng nhất là sự đồng đều về mặt hồi âm trên toàn cấu trúc. Không đồng nhất là việc mô tả một cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau.

30

- Chụp CLVT: ghi nhận kết quả đọc phim chụp cắt lớp vi tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong hồ sơ.

 Tính chất chụp CLVT: có tiêm thuốc cản quang hay không.

 Vị trí nang: bên phải và bên trái.

 Vị trí nang so với cực thận (nằm ở cực trên, giữa thận, cực dưới).

 Số lượng nang chia làm 2 nhóm: 1 nang và > 1 nang.

 Kích thước nang đường kính nang tính bằng milimet và chia làm 3 nhóm:

• Nhóm 1: < 50 mm. • Nhóm 2: 50 – 100mm. • Nhóm 3: > 100mm.

 Tính chất thành nang: mỏng đều liên tục; dày, canxi hóa mỏng; dày canxi hóa không đều.

 Thuốc cản quang thấm vào nang thận (nếu chụp có thuốc).

 Mức độ ngấm thuốc của thận nếu tiêm thuốc: bình thường, chậm.

 Đè đẩy đài bể thận nếu có.

- Phân loại nang thận trên siêu âm và cắt lớp vi tính theo Bosniak [21] chia làm 2 loại:

 Loại 1: nang hình tròn hoặc hình bầu dục, thành nang mỏng, hình ảnh trống âm trong nang (siêu âm) hoặc đồng tỷ trọng trên CLVT. Không ngấm thuốc ở thì tiêm thuốc cản quang.

 Loại 2: thành nang hơi dày, canxi hóa mỏng, tỷ trọng nang tăng, vách trong nang mỏng đều, dày, không bắt thuốc cản quang.

- Chụp UIV đánh giá chức năng thận, thời gian ngấm thuốc và mức độ đè đẩy thận của nang nếu có.

 Thời gian ngấm thuốc tính từ khi bắt đầu tiêm thuốc đến khi chụp. Chia làm 3 nhóm:

• Tốt: 15 – 30 phút.

31 • Kém : > 45 phút.

 Đài bể thận bị đè đẩy khỏi vị trí bình thường có ranh giới rõ.  Các chỉ số về huyết học, sinh hóa, xét nghiệm nước tiểu[60]

- Chỉ số huyết học: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

 Hồng cầu bình thường: 4,30 – 5,80 T/L đối với nam. 4,20 – 5,40 T/L với nữ.

 Bạch cầu bình thường: 4 – 10 G/L.

 Tiểu cầu bình thường: 150 – 450 G/L. - Chỉ số về sinh hóa: Glucose, Ure, Creatinin.

 Glucose bình thường: 3,6 – 6,4 mmol/l.

 Ure bình thường: 1,7 – 8,3 mmol/l.

 Creatinin bình thường: nam ≤ 115 µmol/l, nữ ≤ 97 µmol/l.

- Xét nghiệm nước tiểu: Hồng cầu, bạch cầu, và glucose. Bình thường mang giá trị âm tính.

2.3.2. Biến số thu thập cho mục tiêu 2

Trong phẫu thuật

- Phương pháp vô cảm: tê tủy sống, nội khí quản, phương pháp khác.

- Thời gian phẫu thuật (được tính bằng phút): tính từ lúc rạch da đến lúc khâu đóng các lỗ trocar.

- Số lượng trocar sử dụng trong phẫu thuật được thu thập trong cách thức phẫu thuật. Dựa vào số lượng trocar, chúng tôi phân thành các nhóm:

 Nhóm 1: sử dụng 1 trocar.

 Nhóm 2: sử dụng từ 3 trocar trở lên.

 Nhóm 3: nội soi chuyển mổ mở. - Đặc điểm của nang trong phẫu thuật:

 Vị trí nang so với cực thận (nằm ở cực trên, giữa thận, cực dưới).

 Kích thước tính bằng milimet chia làm 3 nhóm:

32

 Nhóm 2: 50 – 100 mm.

 Nhóm 3: > 100mm.

 Tính chất dịch trong nang: trong hay đục. Biến số được ghi nhận trong phiếu phẫu thuật.

- Phương pháp phẫu thuật: cắt chỏm nang thận chia làm 4 nhóm:

 Cắt 1/3 chỏm nang.

 Cắt 1/2 chỏm nang.

 Cắt 2/3 chỏm nang.

 Cắt nang sát nhu mô.

Số liệu được ghi nhận trong phiếu phẫu thuật.

- Tai biến trong mổ: Theo Phạm Thái Hạ [23] được chia làm 4 nhóm chính

 Chảy máu trong mổ.

 Thủng phúc mạc.

 Tổn thương niệu quản bể thận.

 Các tai biến khác. Sau phẫu thuật

- Các biến chứng sau mổ được nhận xét theo hồ sơ bệnh án: chảy máu sau mổ được đánh giá qua dẫn lưu, rò nước tiểu, nhiễm trùng vết mổ, tràn khí dưới da, dịch tồn dư hố thận.

 Chảy máu sau mổ: khi ống dẫn lưu ra dịch đỏ tươi số lượng lớn, cần theo dõi toàn thân kết hợp xét nghiệm để có hướng điều trị phù hợp.

 Rò nước tiểu: dịch chảy qua dẫn lưu có màu vàng nhạt mùi khai.

 Tràn khí dưới da: vùng mổ và vùng lân cận khi có dấu hiệu lép bép ở vùng bị tràn khí.

 Dịch tồn dư hố thận: hố thận căng, tức, trên siêu âm có dịch khu trú ở hố thận.

 Nhiễm trùng vết mổ: khi vết mổ tấy đỏ, có thể có dịch chảy.

- Số lượng dịch qua dẫn lưu hố thận: tính đến khi rút dẫn lưu được ghi chép trong bệnh chia làm 3 nhóm:

33

 Nhóm 1: < 50 ml.

 Nhóm 2: 50 – 100 ml.

 Nhóm 3: > 100 ml

- Thời gian rút dẫn lưu: tính từ khi phẫu thuật đến ngày rút ống dẫn lưu. Rút dẫn lưu khi dẫn lưu ra ít dịch < 10 ml, toàn trạng ổn.

- Kết quả giải phẫu bệnh: ghi nhận trong hồ sơ bệnh án hoặc kết quả giải phẫu bệnh lưu tại sổ ra vào viện của khoa.

- Thời gian điều trị hậu phẫu (thời gian nằm viện): là tính từ ngày phẫu thuật đến ngày bệnh nhân ra viện.

- Tiêu chuẩn bệnh nhân ra viện:

 Tình trạng tỉnh táo, ăn uống đi lại được, đại tiểu tiện bình thường, đã rút dẫn lưu.

 Các biến chứng của phẫu thuật: không có biến chứng gì hoặc có biến chứng nhưng được điều trị ổn định.

Biến số thu thập bệnh nhân khám lại sau mổ - Thời gian khám lại sau mổ tối thiểu là 2 tháng . - Hình thức khám lại chia theo các nhóm:

 Khám lại tại cơ sở y tế.

 Phỏng vấn qua điện thoại.

 Trả lời câu hỏi qua thư hoặc mail.

 Khác (ghi rõ).

- Thời gian bệnh nhân khám lại sau khi ra viện: tính từ lúc bệnh nhân ra viện đến lúc bệnh nhân đến khám lại.

- Triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân đến khám lại: có thể hết triệu chứng lâm sàng hoặc còn triệu chứng sàng chủ yếu là đau thắt lưng.

- Đánh giá tình trạng nang thận đã phẫu thuật qua siêu âm: kết quả siêu âm được lấy từ phiếu siêu âm nếu bệnh nhân đến khám lại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối với bệnh nhân không đủ điều kiện khám lại trực tiếp,

34

chúng tôi tiến hành khám lại điện thoại, hướng dẫn bệnh nhân khám lại, siêu âm ở các cơ sở y tế, và ghi nhận kết quả siêu âm do bệnh nhân cung cấp.

 Hết nang trên siêu âm: không còn nang ở vị trí cũ.

 Còn nang ở vị trí cũ trên siêu âm, đánh giá kích thước phần nang còn lại so với kích thước nang trước mổ chia làm 2 nhóm:

• Kích thước nang còn lại ≥ 50% so với trước mổ. • Kích thước nang còn lại < 50% so với trước mổ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC SỬ DỤNG DAO SIÊU ÂM CẮT CHỎM NANG THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)