1. Thành lập tổ chức pháp chế hoặc phân công cán bộ chuyên tráchcông tác pháp chế: (1,5 điểm) công tác pháp chế: (1,5 điểm)
- Hiện nay tại Sở Giáo dục và Đào tạo chưa thành lập bộ phận pháp chế, chỉ có bố trí cán bộ làm công tác pháp chế thuộc văn phòng Sở, lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật kiêm nhiệm là chuyên viên các phòng chuyên môn, cán bộ quản lý trường học và giáo viên dạy môn giáo dục công dân tại các trường. Ngoài ra Sở đã cử một đồng chí lãnh đạo Sở trực tiếp tham gia Hội đồng phổ biến, giáo dục Pháp luật của Tỉnh. Mọi kế hoạch của địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đều được triển khai tới ngành đầy đủ và được triển khai thực hiện nghiêm túc.
Tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn pháp chế:
Hàng năm Sở đã bố trí và cử cán bộ pháp chế tham gia các lớp tập huấn hoặc dự họp do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh tổ chức tham gia đầy đủ và tiến hành triển khai các văn bản của Trung ương, địa phương liên quan đến ngành giáo dục do Bộ, Tỉnh tổ chức.
Điểm đề nghị: 1,5 điểm.
2. Công tác xây dựng pháp luật: (2,5 điểm)
Công tác xây dựng pháp luật là một yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong tổ chức và hoạt động của công tác pháp chế, thể hiện qua việc tập trung nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống; đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế từng bước được kiện toàn.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về lĩnh vực pháp chế:
- Tiến hành rà soát các văn bản pháp quy do các cấp ban hành thuộc lĩnh vực liên quan đến hoạt động của ngành, phân loại các văn bản chính xác, đề xuất, tham mưu với UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo các nội dung cần chỉnh sửa, các văn bản không còn hiệu lực thực hiện.
- Thực hiện đúng các quy trình soạn thảo văn bản pháp quy, tuy số lượng văn bản do ngành tham mưu UBND tỉnh không nhiều (mỗi năm từ 4-8 văn bản), nhưng từ khâu soạn thảo, tự thẩm định, xin ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp và các Sở ngành liên quan đều tuân theo đúng các bước quy định. Tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các Sở ngành chỉnh sửa hoàn thiện văn bản đúng quy định. Khi nhận được văn bản đề nghị góp ý của các đơn vị liên quan, thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc đóng góp ý kiến.
- Tất cả các văn bản do Sở ban hành đều được giám định chặt chẽ trước khi phát hành qua Văn phòng, kiểm tra hình thức văn bản, căn cứ pháp lý về lĩnh vực, thẩm quyền ban hành văn bản. Trong năm qua chưa có văn bản nào kể cả văn bản cá biệt do Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành sai thẩm quyền hoặc sai lệch quan điểm chỉ đạo của nhà nước.
3. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật: (2điểm) điểm)
Công tác tiến hành rà soát và hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, Sở Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời điều chỉnh các thủ tục hành chính và triển khai văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng các văn bản của Trung ương và của Tỉnh. Rà soát các thủ tục hành chính, quy định các thủ tục giấy tờ cần thiết cho việc giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức liên quan, không tự đặt ra các thủ tục không cần thiết, trái quy định.
- Thường xuyên tổ chức rà soát hệ thống văn bản QPPL liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với các quy định mâu thuẩn, chồng chéo không còn phù hợp. Kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản.
- Gắn với việc thực hiện của Tổ công tác Đề án 30 của tỉnh, từ đầu năm học đến nay Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổ chức rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục của ngành, địa phương, đề xuất, tham mưu với UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo các nội dung cần chỉnh sửa, các văn bản không còn hiệu lực thực hiện.
Điểm đề nghị: 2 điểm.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL): (2 điểm)
- Việc xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân được thực hiện nghiêm túc. Bố trí đủ số lượng, đúng trình độ theo quy định của ngành. Hàng năm giáo viên giáo dục công dân được tập trung quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết mới của Trung ương và địa phương, các văn bản luật mới, bồi dưỡng nhận thức chính trị, ý thức trong tình hình mới.
- Cơ sở vật chất, tài liệu, tủ sách pháp luật được cung cấp đầy đủ về chủng loại và số lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành.
- Hàng năm mọi kế hoạch của địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đều được triển khai tới ngành đầy đủ và được triển khai thực hiện nghiêm túc. Thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Kế hoạch số 366/KH-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu từ năm 2008 -2012; Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 02/6/2010 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu từ năm 2010 đến năm 2012. Trên cơ sở đó Sở đã xây dựng kế hoạch số 733/KH-SGDĐT ngày 24/8/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” của ngành từ năm 2010 đến năm 2012; Quyết định số
902/QĐ-SGDĐT ngày 13/12/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2010-2012.
- Qua đó Sở đã xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm như: Kế hoạch số 90/KH-SGDĐT ngày 14/02/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” của ngành năm 2011 và lập dự trù kinh phí về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16 / 11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch số 1363/KH-UBND ngày 21/03/2011 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Gắn với Kế hoạch thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 16/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh về thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Kế hoạch số 201/KH-SGDĐT ngày 24/3/2011 về triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” của ngành. Lấy ngày thứ 2 tuần đầu tiên của tháng để triển khai, phổ biến “Ngày pháp luật”. Ngày mà các cơ quan, đơn vị trường học đều sinh hoạt cơ quan, sinh hoạt dưới cờ hàng tuần vào sáng thứ 2. Nội dung “Ngày pháp luật”gắn và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trường học; tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện; đặc biệt là các văn bản có liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo.
Điểm đề nghị: 2 điểm.
5. Tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:(2điểm) (2điểm)
- Thực hiện giảng dạy chính khoá: Thực hiện đúng theo chương trình, sách giáo khoa bộ môn giáo dục công dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kiểm tra, đánh giá, cho điểm đúng quy định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn học an toàn giao thông vào tất cả các cấp học từ mầm non đến THPT.
Đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành:
Coi nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục Pháp luật là một trong những sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, của các đoàn thể quần chúng trong nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Kết quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành:
Cán bộ, nhà giáo, nhân viên và học sinh trong toàn ngành nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, mọi người đều hiểu và thực hiện một các nghiêm túc, đúng quyền và nghĩa vụ công dân. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục trong nhà trường, ý thức và năng lực chấp hành pháp luật của các thành viên trong các nhà trường là điều kiện thực hiện các nội dung giáo dục khác.
Đối với bậc học Mầm non:
Sở đã tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao chất lượng GD an toàn giao thông trong các trường mầm non”, số lượng CB, GV tham dự là 100 người. Nội dung tập huấn là phổ biến những điểm mới của Luật giao thông năm 2009, hướng dẫn xây dựng kế hoạch GD ATGT theo chủ đề và tích hợp nội dung GD ATGT và các hoạt động giáo dục khác.
Sở đã tổ chức bồi dưỡng cho 126 trường mầm non trong toàn tỉnh và lớp bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập với hơn 400 là các cán bộ quản lý là hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và cán bộ phụ trách mầm non của các phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn: triển khai một số các văn bản pháp quy và giáo dục pháp luật trong trường mầm non; Luật viên chức; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non…
Đối với cấp Tiểu học:
Đối với học sinh:
- Đưa môn giáo dục an toàn giao thông vào dạy chính khoá với 6 bài dạy theo khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 trong tất cả các trường tiểu học trong tỉnh. Nội dung này được thực hiện trong 6 tuần lễ đầu năm học, mỗi tuần 1 tiết dạy.
- Tổ chức Hội thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho khối học sinh từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.
- Phối hợp với Quỹ phòng chống thương vong Châu Á, tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, trang bị hệ thống sa ban về an toàn giao thông đường bộ phục vụ giảng dạy an ATGT; cấp trên 5000 mũ bảo hiểm cho học sinh và giáo viên ở các trường dọc Quốc lộ.
- Phối hợp với tập đoàn Dầu khí BP triển khai nhiều hoạt động tìm hiểu về ATGT, bảo vệ môi trường tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu qua các Hội thi tìm hiểu ATGT bằng nguồn kinh phí của BP.
- Tổ chức thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp qua các môn học về bảo vệ môi trường, ATGT, phòng chống dịch bệnh.
- Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường qua các tranh vẽ của học sinh, pano, áp phích của các ngành chức năng.
- Thực hiện thường xuyên hoạt động tháng ATGT (tháng 9): Cổng trường em an toàn, sạch đẹp, giữ gìn trật tự, an toàn vào giờ học sinh tan học.
Đối với giáo viên: Nâng cao chất lượng việc dạy lồng ghép tích hợp các
nội dung về ATGT, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Tổ chức hội thi giảng dạy môn Giáo dục ATGT cấp tỉnh. Đối với cấp Trung học phổ thông:
- Đối với học sinh: Sở đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh khối THCS, THPT” đã thu hút hàng vạn học sinh tham gia. Kết quả cụ thể:
- Sở đã tổ chức triển khai tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma tuý, phòng chống HIV/AIDS đến 31 trường THPT cho toàn thể giáo viên, CBCNV, HS của trường. Số lượng trên 35 ngàn học sinh và trên 2600 giáo viên, CBCNV tham gia.
- Sở đã triển khai tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2010 đến tất các các trường THPT, trung tâm GD thường xuyên, các phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố nhằm hưởng ứng các hoạt động Kỷ niệm 20 năm Việt Nam đối phó với dịch HIV/AIDS, Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu năm 2010 và nhân ngày Thế giới phòng, chống AIDS.
- Sở đã phối hợp với Công đoàn ngành tổ chức Hội nghị triển khai Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Lao động, Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật cán bộ công chức. Số lượng công đoàn viên tham gia trên 360 đoàn viên thuộc 42 công đoàn cơ sở và 7 công đoàn giáo dục các huyện, thị, thành phố. Ngoài ra còn cử người tham gia lớp tập huấn của Công đoàn giáo dục Việt Nam phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức tập huấn triển khai Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình với số lượng hơn 60 người tham gia.
- Sở đã tổ chức bồi dưỡng cho 76 trường THCS, 30 trường THPT và 9 trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp trong toàn tỉnh với hơn 500 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn của các trường THCS-THPT, trung tâm GDTX và cán bộ phụ trách THCS của các phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn: triển khai một số các văn bản pháp quy và giáo dục pháp luật trong trường THCS, THPT; Luật viên chức; các Nghị Quyết của Đảng… Ngoài ra còn tổ chức bồi dưỡng cho các giáo viên về công tác chủ nhiệm, công tác chuyên môn… ngoài ra Sở còn tổ chức bồi dưỡng các lớp hè cho các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán trong toàn ngành từ bậc học Mầm non đến các cấp phổ thông, cụ thể như sau: Tổ chức tuyên tryền Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2005 (Mầm non: 170 người; Tiểu học: 150 người; THCS: 300 người; THPT: 200 người; GD thường xuyên: 150 người).