lớp, trang thiết bị dạy học (đạt 10.0 điểm)
1. Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh không được phân bổ nguồn trái phiếu Chính phủ trong xây dựng kiên cố hoá trường lớp, bằng ngân sách của địa phương tỉnh đã hoàn thành trên 95% trường lớp được kiên cố hoá
Xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng 02 trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp. (3 điểm)
2. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất trường học: Đến tháng 6/2011 hoàn thành việc quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2011-2015 và thời kỳ 2016-2020 cho các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên địa bàn (tỉnh/thành phố, địa bàn huyện/quận, địa bàn xã/phường), được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung Tiêu chí số 5 và Tiêu chí số 14 (về lĩnh vực giáo dục) của Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Thực hiện xây dựng nhà vệ sinh ở khu vực nông thôn cho 07 trường tiểu học và mầm non cùng với lắp đặt 04 hệ thống đường ống dẫn nước sạch theo
chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. (2 điểm)
3. Công tác thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em: Có kế hoạch và thực hiện việc tu sửa, mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học, cung ứng sách giáo khoa và vật tư tiêu hao bảo đảm phục vụ dạy học theo quy định; Bố trí đủ viên chức (kể cả kiêm nhiệm) làm công tác thư viện và thiết bị dạy học;
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về công tác thiết bị dạy học: thông qua việc sử dụng phân hệ QMIS thuộc phần mềm quản lý giáo dục do dự án SREM cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác thư viện, thiết bị trường học của tất cả các cấp học từ tiểu học đến THPT.
Kết hợp với trường Đại học Sài Gòn tổ chức lớp tập huấn công tác thiết bị trường học trong hè năm 2010 cho tất cả các cán bộ làm công tác thiết bị thư viện;
Gắn liền công tác đánh giá giáo viên với công tác sử dụng và khai thác thiết bị dạy học;
Đang thực hiện về đầu tư, mua sắm thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em trong việc thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (đã có kế hoạch về vốn);
Tham gia các phong trào tự làm thiết bị dạy học, tham gia triển lãm, hội chợ về sách, thiết bị dạy học do Bộ chỉ đạo và phát động; Bố trí đủ kinh phí đầu tư, mua sắm, sửa chữa thiết bị dạy học, kinh phí cho công tác tự làm thiết bị dạy học, cải tiến thiết bị dạy học; sử dụng 4% số tiền từ ngân sách chi cho mua sách và thiết bị trường học so với kinh phí chi thường xuyên của sự nghiệp giáo dục; (3 điểm).
4. Tăng cường hợp tác quốc tế để mở trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT Kinderworld Việt nam tại thành phố Vũng Tàu đưa vào hoạt động từ năm học 2011-2012 (1 điểm).
4. Lập và gửi đầy đủ, đúng kỳ hạn, đáp ứng được yêu cầu của Bộ GDĐT đối với các báo cáo gửi về Bộ GDĐT (1 điểm)
XV. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Công tácngoại khoá, y tế trường học (10 điểm) ngoại khoá, y tế trường học (10 điểm)
1. Công tác chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu tốt với lãnh đạo địa phương và phối hợp với các ban, ngành liên quan để có các văn bản chỉ đạo, triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” và hoạt động ngoại khóa, y tế trường học (1điểm):
- Công văn số 4812/UBND-VP ngày 31/7/2008 của UBND tỉnh về việc lập kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT.
- Kế hoạch số 796/KH-SGDĐT ngày 27/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
- Quyết định số 642/QĐ-SGDĐT ngày 29/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
- Kế hoạch liên ngành số 1114/KHLN/SGDĐT-SVHTTDL-ĐTN ngày 25/11/2008 của liên ngành Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013;
- Kế hoạch liên ngành số 32/KHLN/SGDĐT-SVHTTDL-ĐTN –HLHPN- HKH ngày 13/01/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Khuyến học tỉnh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009-2010.
- Quyết định số 87/QĐ-SGDĐT ngày 09/3/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường học giai đoạn 2010-2013.
- Công văn số 258/SGDĐT-GDTrH ngày 07/4/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”
- Công văn số 1238/SGDĐT-VP ngày 30/12/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn đánh giá và kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” năm học 2010-2011.
- Quyết định số 55/QĐ-SGDĐT ngày 11/02/2011 Sở Giáo dục và Đào tạo về vbiệc thành lập Đoàn Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
2. Tổ chức hoạt động:
2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT, các Phòng GD&ĐT lên kế hoạch cụ thể phối hợp với các cơ quan, ban ngành, Đoàn - Đội, Công đoàn, Ban đại diện cha, mẹ học sinh phổ biến, quán triệt các văn bản, triển khai thực hiện phong trào thi đua. Các trường chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp khang trang, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế đúng qui cách; nâng cấp các nhà vệ sinh, bố trí các phòng nghỉ cho giáo viên, học sinh; tổ chức cho học sinh tổ chức trực nhật, vệ sinh trường lớp, chăm sóc, trồng thêm cây xanh, cây cảnh; hợp đồng với các cơ quan chức năng phun thuốc khử trùng định kì (1 điểm).
2.2. Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi “Tự hào sử xanh Bà Rịa - Vũng Tàu”, tổ chức Hội thi “Chúng em hát dân ca” trong toàn tỉnh, chú trọng các loại hình văn hoá – văn nghệ dân gian trong các hoạt động ngoại khoá... Khuyến khích các trường nhân các ngày lễ lớn, tổ chức cắm trại, về nguồn, tham quan học tập tại các di tích lịch sử - văn hoá trong và ngoài địa phương. Mỗi trường đều thành lập đội văn nghệ và tổ chức biểu diễn trước công chúng hoặc tham gia vào các hoạt động văn hoá – văn nghệ của địa phương. 100% các trường đều đăng kí nhận, chăm sóc các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng và thực hiện qui tắc ứng xử văn hoá, thân thiện trong các nhà trường (1 điểm).
2.3. Thực hiện tốt các qui định về chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với các mạng, con gia đình nghèo, con em các dân tộc thiểu số…Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục còn có chế độ hỗ trợ thêm cho học sinh diện chính sách về quần áo, tập, sách do các mạnh thường quân tài trợ, giúp các em học tập tốt hơn, thực hiện chủ trương “3 đủ”: “đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở”.
Phát động trong cán bộ, giáo viên, học sinh quyên góp quần áo, sách cũ, tập ghi, dụng cụ học tập hỗ trợ cho học sinh nghèo có đủ quần áo, sách, tập, dụng cụ học tập tối thiểu khi đến trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ… các cấp hỗ trợ, khen thưởng cho những học sinh nghèo học giỏi, kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân ủng hộ cho học sinh mồ côi, gia đình nghèo.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, ATGT, PCTP, trật tự an toàn xã hội, không xảy ra vụ việc nghiêm trọng vi phạn về đạo đức, lối sống của cán bộ, giáo viên, học sinh. Mỗi trường đều thành lập một tổ tư vấn cho học sinh, sinh viên (1 điểm).
2.4. Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá và báo cáo tình hình công tác y tế học đường, các trường đều có nhân viên y tế, phòng y tế; tổ chức khám bệnh định kì cho giáo viên, học sinh; công trình vệ sinh, nước sinh hoạt và các công trình khác đúng qui định. Các trường đều có hệ thống nước uống đúng tiêu chuẩn do Bộ Y tế qui định. Các trường bán trú chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh trường lớp, không xảy ra dịch bệnh học đường nghiêm trọng; phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng điều trị, khống chế dịch H1N1, không để bệnh dịch lây lan, thực hiện phòng chóng HIV, tác hại của thuốc lá, không có học sinh tử vong do ngộ độc thực phẩm hoặc tai nạn thương tích nghiêm trọng trong trường học (1 điểm).
2.5. Các trường thường xuyên tổ chức luyện tập thể thao phù hợp với từng đối tượng học sinh, thành lập các đội bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, tổ chức thi đấu giao hữu dưới sự hướng dẫn của giáo viên; hướng dẫn cho học sinh tập luyện một môn mà học sinh ưu thích, phòng chống đuối nước; hàng năm đều tổ chức các giải thể thao cấp trường, huyện; 02 năm tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng theo đúng quy định của Bộ GD & ĐT; tham gia các giải thể thao học sinh toàn quốc do Bộ GD & ĐT tổ chức; mỗi trường đều có các câu lạc bộ thể thao của học sinh (1 điểm).
3. Cơ sở vật chất và điểu kiện thực hiện: Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác ngoại khóa; 100% trường có công trình TDTT (nhà tập, sân tập); 100% trường có cán bộ, CSVC, kinh phí phục vụ công tác y tế học đường theo đúng qui định. Đến nay, đã có 100% số trường có đủ công trình vệ sinh, nước sạch hợp vệ sinh, 100% nhà vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ (2 điểm).
4. Sáng kiến nổi bật: Tham mưu với các ban ngành trong tỉnh để xây dựng, cải tạo nâng cấp được 31 công trình nhà vệ sinh cho các trường học, với kinh phí 7.7 tỷ đống; xây dựng, sửa chữa và trang bị CSVC cho các trường học với kinh phí trên 19 tỷ.
Tổ chức giao lưu các hoạt động ngoại khoá như TDTT, văn nghệ…Sở GDĐT đã triển khai, tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tổ chức tập huấn giáo dục chuyên đề “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh” cho giáo viên THCS, THPT; mở lớp tập huấn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với chủ đề “Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực” cho 160 cán bộ quản lí, giáo viên bậc THSC nhằm trang bị cho giáo viên kĩ năng cần thiết trong việc triển khai Phong trào.
Tổ chức cuộc thi “Tự hào sử xanh Bà Rịa - Vũng Tàu” cho học sinh khối THCS và THPT tại các khu di tích lịch sử của từng địa phương trong tỉnh; tổ chức Hội thi “Chúng em hát dân ca” cho học sinh toàn ngành và tổ chức công diễn, phát thưởng đạt kết quả tốt đẹp, được các ngành trong tỉnh đánh giá cao; ký kết liên tịch với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, xây dựng và phát sóng chương trình văn nghệ Thiếu nhi hàng tuần với các tiết mục của học sinh các trường phổ thông trong tỉnh.
Bên cạnh những lớp tập huấn do Bộ GD – ĐT chỉ đạo triển khai, Sở và các Phòng GD-ĐT tổ chức hội thảo, hội nghị…nhằm tìm kiếm các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lịch sử, Địa Lí, GDCD; chấm dứt tình trạng “thầy đọc, trò chép”, đẩy mạnh giáo dục địa phương, đổi mới chương trình và nội dung dạy học phần Văn học và Lịch sử Bà Rịa – Vũng Tàu cho các trường THCS và THPT (1 điểm).
5. Kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện (1 điểm):
Sở Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch và tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt động ngoại khoá, y tế học đường và kết quả thực hiện phong trào thi đua XDTHTTHSTT ở các cơ sở giáo dục:
Năm học 2009-2010 đã tiến hành kiểm tra và công nhận 140 đơn vị đạt chuẩn về phong trào XDTHTTHSTT, được xếp loại như sau: 06TB, 37K, 64T, 33XS.
Năm học 2010-2011 đã tiến hành kiểm tra được 15 đơn vị, đang thực hiện kế hoạch kiểm tra đến hết tháng 3/2011 để tiếp tục công nhận.