Nội dung bài toán

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ (Trang 32 - 36)

L ỜI CAM ĐOAN

2.3.2 Nội dung bài toán

Như vậy, đối tượng cần được nghiên cứu trong nội dung của luận văn cụ thể là CSDL đồ họa và đồ họa thuộc tính (như là CSDL về máy cắt, dụng cụ, đồ gá...). Thực chất đó là CSDL về thông tin hình học của các chi tiết hoặc cụm máy dưới dạng các bản vẽ và các thông tin thuộc tính về tll’hông số kỹ thuật, thông số hình họa, chếđộ công nghệ. Đó chính là các thông tin đặc trưng của CSDL phục vụ quá trình CAD/CAM. Trước khi đưa ra những yêu cầu, nội dung cụ thể cho bài toán xây dựng CSDL đồ họa thuộc tính, chúng ta sẽ xem xét các đặc điểm về dữ liệu cũng như của mô hình CSDL của CSDL mà ta cần xây dựng.

A. Đặc điểm của CSDL đồ họa – thuộc tính

Trên hình 2.6 thể hiện kiểu dữ liệu của CSDL đồ họa – thuộc tính đặc thù được cho dưới dạng bản vẽ kết cấu điển hình của khối chữ V và bảng thông số thuộc tính của nó. Qua phân tích ta thấy rằng dữ liệu của nó bao gồm hai thành phần dữ liệu cơ bản sau:

- Dữ liệu đồ họa (dữ liệu hình học) - Dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu đồ họa được thể hiện dưới dạng bản vẽ, có thể là bản vẽ 2 chiều, ba chiều hoặc hình chiếu mặt cắt của chi tiết hoặc cụm máy và các thể hiện thông số kỹ thuật đi kèm. Cụ thể ta thấy rằng trong bản vẽ có thể có các loại dữ liệu về:

31

- Các thông số hình học của các đối tượng hình học như: đoạn thẳng, cung tròn, vòng tròn... được dùng để thể hiện bản vẽ

- Kiểu đường nét, độ dầy nét, màu sắc thể hiện... của các đối tượng hình học

- Các thông tin về yêu cầu kỹ thuật, tính chất cơ lý, dung sai kích thước, nhám bề mặt, yêu cầu nhiệt luyện... thể hiện trên bản vẽ.

Dữ liệu thuộc tính sẽđược dùng đểđiền trên bản vẽ bao gồm:

- Các thông sốkích thước và các thông sốkhác như sốrăng, số rãnh... - Các thông số kỹ thuật như dung sai kích thước, sai lệch hình dáng và

vị trí bề mặt...

- Các chỉ tiêu cơ lý, chỉ tiêu công nghệ...

Các giá trị thuộc tính nên thay đổi tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể(như kích thước thay đổi) thường cho dưới dạng bảng các bộ giá trị (gọi là các bộ tham số). Các loại chi tiết hoặc cụm máy khác nhau có các bộ tham số khác nhau sẽ cho các giá trị dữ liệu đồ họa (chi tiết) khác nhau. Còn các giá trị dữ liệu thuộc tính khác thường được đưa tra cứu từ các CSDL thuộc tính đi kèm CSDL tiêu chuẩn dung sai, tiêu chuẩn vật liệu...

Ta thấy rằng, việc kết hợp dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính (cụ thể là các tham số) sẽ tạo nên dữ liệu của các đối tượng thuộc CSDL như là máy, dụng cụ cắt, đồ gá... là những đối tượng cần thiết cho quá trình chuẩn bị công nghệ nói chung và quá trình CAD/CAM nói riêng. Trong quá trình thiết kế công nghệ, chúng ta thao tác và làm việc với các đối tượng đó thông qua bản vẽ thể hiện chứ không thao tác với các đối tượng hinh học tạo nên bản vẽ. Cho nên, trong CSDL đồ họa – thuộc tính cần phải nhắm tới việc lưu trữ và quản lý các đối tượng thuộc CSDL (như máy, dụng cụ cắt, đồ gá...) chứ không phải là các đối tượng hình học thể hiện bản vẽ và các tham sốkích thước tách rời. Điển hình như trong một cụm máy, khi kích thước của một chi tiết thay đổi dẫn đến việc thay đổi các chi tiết liên quan. Để thực hiện được điều đó cần xây dựng được một đối tượng đồ họa có thể thay đổi được theo các tham sốkích thước (gọi tắt là đối tượng đồ họa tham số).

32

Như vậy, nếu CSDL đồ họa – thuộc tính có thành phần dữ liệu đồ họa là các đối tượng tham số và dữ liệu thuộc tính bao gồm các tham số kích thước, ta gọi CSDL đó là CSDL đồ họa tham số. Để có thể xây dựng được CSDL vê máy, dụng cụ, đồ gá một cách tổng quát cần đạt được việc xây dựng CSDL đồ họa tham số.

Cuối cùng, kết quả của CSDL đồ họa – thuộc tính được sử dụng để tạo nên một bản vẽ, hồsơ kỹ thuật trong môi trường CAD (môi trường thiết kế) cụ thể. Cho nên việc xây dựng nó không thể không tính tới môi trường CAD mà các dữ liệu đồ họa sẽđược thể hiện trong đó.

Từ những đặc điểm dữ liệu trên ta thấy cần có các yêu cầu cụ thể đối với CSDL đồ họa – thuộc tính như sau:

- CSDL đồ họa – thuộc tính không thể là CSDL dạng liệt kê (kiểu CSDL quan hệ), vì các đối tượng nó quản lý khác nhau về kích cỡ cho nên không khớp với cấu trúc bảng có kích thước đều nhau như mô hình CSDL quan hệ

- CSDL đồ họa – thuộc tính phải đảm bảo các quan hệ và ràng buộc phức tạp giữa các đối tượng cũng như là với các đối tượng dữ liệu khác

- Khi xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính không thể không tính tới môi trường CAD bởi vì dữ liệu đồ họa sẽ phải được sử dụng trong một môi trường CAD nào đó

- Đối tượng dữ liệu (đối tượng CAD) trong CSDL đồ họa – thuộc tính cần phải là đối tượng đồ họa tham số để có thể liên kết với dữ liệu t huộc tính dưới dạng tham số nhằm mục đích giảm khối lượng nhập dữ liệu đồ họa.

B. Nội dung bài toán xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính

Từ những đặc điểm dữ liệu và những yêu cầu đối với CSDL đồ họa – thuộc tính, bài toán xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính phục vụ quá trình CAD/CAM cần tập trung giải quyết những nội dung sau:

33

- Nghiên cứu lựa chọn dạng CSDL theo mô hình đã chọn và môi trường CAD thích hợp để triển khai xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính

- Nghiên cứu đề xuất mô hình đối tượng dữ liệu đồ họa tham số ở mức độ sát với thực tế của quá trình thiết kế nhằm mục đích đơn giản hóa quá trình nhập liệu và quản trị CSDL về mặt lý thuyết. Đồng thời đưa ra phương pháp triển khai mô hình đối tượng dữ liệu đồ họa tham sốđó trong thực tiễn

- Nghiên cứu đề xuất mô hình xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ về mặt lý thuyết cũng như là triển khai trong thực tế - Nghiên cứu phương pháp xây dựng hệ quản trị CSDL thích hợp với CSDL đồ

họa – thuộc tính

- Ứng dụng cụ thể vào thực tiễn xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính

C. Giới hạn nội dung bài toán

 Không đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh tin học của bài toán xây dựng CSDL nói chung.

 Không đặt vấn đề mô hình hóa 3 chiều các bề mặt phức tạp của chi tiết hoặc cụm máy.

2.4 Kết luận

Sau khi tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu và xây dựng CSDL phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ chúng ta có những kết luận sau:

- Việc tổ chức xây dựng CSDL phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệcó ý nghĩa khoa học va thực tế rất lớn cả trong công tác đào tạo cũng như trong thực tiễn sản xuất cơ khí

- Bài toán xây dựng CSDL phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ là một bài toán lớn và phức tạp nên trong nội dung của luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu, tổ chức CSDL đồ họa – thuộc tính nhằm đáp ứng việc xây dựng CSDL các chi tiết hoặc cụm máy tiêu chuẩn nhằm mục đích giảm thiểu thời gian thiết kế, đểnhanh chóng đưa ra đối tượng gia công.

- Cần phải nghiên cứu mô hình lý thuyết của đối tượng đồ họa có thể liên kết với DLTT nhằm mục đích giảm thiểu khối lượng nhập liệu trong CSDL ĐH – TT.

34

Chương III:

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỒ HỌA THUỘC TÍNH

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ (Trang 32 - 36)