Xuất file NC điều khiển máy phay CNC gia công tự động

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ (Trang 71 - 77)

L ỜI CAM ĐOAN

4.4.3 Xuất file NC điều khiển máy phay CNC gia công tự động

Trong thực tế khi tiến hành gia công điều khiển số thì cốt lõi của vấn đề vẫn là chương trình điều khiển. Để có thể nhanh chóng tạo lập ra các chương trình phục vụ quá trình gia công, thì ngày nay con người đã có những hệ thống CAD/CAM đủ mạnh để thực hiện công việc này. Còn đối với những vấn đề như tối ưu hóa quá trình lập trình bằng tay, lập trình tham số tại vị trí lập trình phân xưởng ta sẽ không đề cập ởđây. Trong phạm vi của một luận văn và đối tượng ứng dụng là các bề mặt tạo hình sản phẩm trong khuôn mẫu, xin chỉ đề cập đến quá trình CAD/CAM để tạo lập chương trình điều khiển.

Nhìn lại tiến trình xử lý của một hệ thống CAD/CAM theo hình 2.1, ta nhận thấy: CSDL trực tiếp tham gia vào quá trình CAD/CAM để tạo lập chương trình bao gồm:

• CSDL là mô hình hình học số của đối tượng gia công • CSDL dụng cụ cắt

• CSDL vật liệu gia công • CSDL thiết bị gá kẹp

• CSDL tham số máy công cụ CNC

Trong các CSDL đề cập ở trên, dưới góc độ là CSDL thì chúng đều có một vị trí ý nghĩa đối với toàn bộquá trình CAD/CAM, đều trực tiếp tham gia vào quá trình, và đóng vai trò quyết định đến tiến độ thực hiện. nhằm nhanh chóng tạo lập chương trình gia công, tuy nhiên CSDL thứ nhất là CSDL mô hình hình học số đối tượng gia công đặc biệt quan trọng. Bởi vì nó là đối tượng của quá trình và quyết định đến các bước tiếp theo trong quá trình để tạo lập chương trình điều khiển. Ngoài ra, đối tượng để thực hiện tổ chức CSDL phục vụ quá trình gia công ở đây là khuôn mẫu. Các bề mặt tạo hình sản phẩm trong khuôn thường rất phức tạp. Do đó ta mong muốn có được một CSDL nhằm nhanh chóng tạo lập được đối tượng gia công đúng là các bề mặt tạo hình trong long (lõi) khuôn. Còn các CSDL khác (dụng cụ, vật liệu, đồ gá, tham số máy) sẽ dành cho các nghiên cứu tiếp theo. Ởđây, dưới góc độ của quá trình CAD/CAM ta chỉ sử dụng mà không nghiên cứu.

70

Để máy CNC có thể hiểu được chương trình gia công tự động mà ta đã thực hiện trên phần mềm CATIA thì ta phải xuất chương trình gia công này sang file NC phù hợp với hệđiều khiển của nó.

Từ menu chính vào trình đơn Tools / Options, xuất hiện hộp thoại Options. Trong hộp thoại Options chọn trên cây thư mục phần Machining. Sau đó chọn trang Output để xuất dữ liệu ra. Tại mục Post Processor and Controller Emulator Folder ta chọn một trong 3 hệ điều khiển là Cenit, IMS hoặc ICAM. Tại mục Tool Path files, NC Documentation Location ta chọn đường dẫn để xuất file ra.

Chọn OK để kết thúc.

Trở lại môi trường đồ họa, nhấn chuột phải vào Manufacturing Program /

71

Manufacturing Program. Object → Generate NC Code Interactively:

Trong hộp thoại mới Generate NC Output Interactively, chọn mục hệ điều khiển tại trang In/Out là HASS. Sau đó chuyển sang trang NC Code, trong mục Resulting NC data chọn NC Code. Trong mục One file… chọn chương trình gia công muốn xuất file. Cuối cùng ta click vào nút Execute để tính toán và xuất file NC. Chọn Close để đóng hộp thoại và kết thúc việc xuất file NC cho máy gia công ta được chương trìnhnhư sau:

4.5 Kết luận

Sau khi thực hiện các ứng dụng với phương pháp tổ chức CSDL đã nghiên cứu vào việc thiết kế, lập trình gia công chi tiết ta có kết luận sau:

- Với CSDL đã tổ chức theo phương pháp trên, chúng ta hoàn toàn có thể có được sự hỗ trợ của CAD một cách tối đa, trực quan và nhanh chóng đưa ra được bản thiết kế với độ phức tạp cao, giảm thiểu các sai sót có thể còn tồn tại.

- Đối tượng cần gia công trong một bản thiết kế, được khẳng định một cách cao nhất về sựđúng đắn trong không gian phức tạp cấu thành bởi các chi tiết khuôn

- Đối tượng gia công, từ giai đoạn thiết kế, được chuyển giao một cách trực tiếp đến quá trình tạo lập chương trình gia công trên máy điều khiển số. Như vậy sẽ tránh được tối đa các sai số có thể gặp phải , về biến môi trường và chuẩn đồ họa khi phải thực hiện quá trình trung gian.

- Giảm tối đa nhân lực, khi phải thực hiện mô hình hóa đối tượng gia công bởi vì dữ liệu này đã có quá trình thiết kế.

- Đảm bảo được nguyên tắc JIT trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt, không chỉ với sản phẩm khuôn mẫu.

72

KẾT LUẬN CHUNG

CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN

Với đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ,

nội dung của luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

1. Phân tích, tổng hợp khả năng của công nghệ CAD/CAM. Qua đó xác định hướng ứng dụng trên cơ sở phân tích đối sánh với công nghệ truyền thống. Khả năng liên thông của trục CAD – CAM – CNC trên phương hướng mở rộng nó từ cơ sở nền tảng là mô hình hình học số của đối tượng, cũng như CSDL CAD/CAM và vai trò của nó trong toàn bộ tiến trình.

2. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết cho mô hình đối tượng đồ họa tham số - dạng dữ liệu cơ bản trong CSDL đồ họa – thuộc tính. Việc sử dụng đối tượng đồ họa tham số để giải quyết vấn đề nhập liệu đồ họa cho CSDL đồ họa – thuộc tính, đặc biệt là cho CSDL các chi tiết tiêu chuẩn.

3. Nghiên cứu khảo sát mô hình CSDL và các CSDL hiện đang sử dụng cho dữ liệu đồ họa và đồ họa – thuộc tính. Qua đó chọn được mô hình CSDL hướng đối tượng và CSDL CATIA phù hợp với việc tổ chức xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính.

4. Đề xuất phương pháp xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính trên cơ sở sử dụng CSDL CATIA, cũng như phương pháp triển khai đối tượng đồ họa tham sốtrong môi trường thiết kế CATIA.

5. Ứng dụng xây dựng CSDL thiết kế chi tiết, lập trình gia công khuôn, theo hướng tiêu chuẩn hóa trên cơ sở CSDL đồ họa – thuộc tính, nhằm nhanh chóng đưa ra đối tượng đúng cần gia công trên thiết bịđiều khiển số.

NHỮNG ĐÓNG GÓP, ĐỀ XUẤT

1. Đề xuất phương án mở rộng trục tích hợp CAD – CAM – CNC cho các ứng dụng hướng đối tượng, trên cơ sở triển khai sản xuất công nghiệp có tính đặc thù cho các doanh nghiệp.

73

2. Đề xuất phương án sử dụng CSDL CATIA như là một CSDL hướng đối tượng vào việc tổ chức, xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo khuôn mẫu.

3. Đưa ra phương pháp xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính trên cơ sở sử dụng CATIA, cũng như phương pháp triển khai đối tượng đồ họa tham số trong môi trường CATIA để giải quyết vấn đề giảm khối lượng nhập liệu.

4. Đề xuất khảnăng ứng dụng CSDL đồ họa – thuộc tính và phương pháp phân tích đối tượng trong việc xây dựng CSDL phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ nói chung.

KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Vấn đề “Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ” là vấn đề lớn. Nhưng do thời gian hạn hẹp trong khuôn khổ một luận văn cao học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót còn tồn đọng. Luận văn đã có những đóng góp nhất định trong việc tổ chức, xây dựng CSDL đồ họa – thuộc tính, cho thiết kế - gia công khuôn nói riêng, CSDL phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ nói chung, trong tiến trình ứng dụng CNTT đối với ngành cơ khí nước nhà. Cũng như quá trình ứng dụng độc lập, của trục CAD – CAM – CNC công nghiệp, trên phương hướng mở rộng hướng đối tượng có tính đặc thù. Tuy nhiên, từ những kết quảđã nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và tiếp tục phát triển, đó là:

1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh phương pháp mở rộng trục CAD – CAM – CNC, trong việc kết nối CSDL đồ họa – thuộc tính, định hướng đối tượng, như một cấu thành của hệ tựđộng hóa phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ. 2. Hoàn chỉnh phần lập trình và đóng gói các ứng dụng với CSDL đã xây dựng

cho ứng dụng công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp.

3. Tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ trong việc dùng phần tử hữu hạn (FEA), cũng như Rapid Prototype trong tính toán thiết kế chi tiết, tạo mô hình vật thể từđối tượng đồ họa thuộc tính đã nghiên cứu.

74

TÀI LIU THAM KHO

[1] S. C. Jonathan Lin. (1994), “Computer Numberical Control”. Delmar Publishers Inc.

[2] Nguyễn Trọng Hữu. (2006), “Thiết kế sản phẩm với Catia P3V5”. NXB Giao thông vận tải. Hà Nội.

[3] Tạ Duy Liêm. (1996), “Máy điều khiển theo chương trình số và Robot công nghiệp”. Đại học Bách khoa Hà Nội.

[4] Nguyễn Đắc Lộc và các tác giả. (2000), “Sổ tay công nghệ chế tạo máy” Tập I, II. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.

[5] Dương Thế Quang. (1995), “Ngôn ngữ của hệ quản trị CSDL”. NXB Thống kê. Hà Nội.

[6] Đoàn Thị Minh Trinh. (1998), “Công nghệ CAD/CAM”. NXB Khoa học kỹ thuật.

[7] Đỗ Trung Tuấn. (1998), “Cơ sở dữ liệu”. NXB Giáo dục. Hà Nội.

[8] Lê Tiến Vương. (1999), “Cơ sở dữ liệu quan hệ”. NXB Thống kê. Hà Nội.

75

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

MẠC THỊ BÍCH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình chuẩn bị công nghệ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)