Hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế trị trường

Một phần của tài liệu 22.-Luận-án-Pháp-luật-về-mua-lại-và-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 135 - 137)

Kết luận chương

4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế trị trường

nền kinh tế trị trường

Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng trở nên phức tạp và khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới thì yêu cầu hoàn thiện pháp luật để đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường càng trở nên cấp thiết. Đối với mọi nền kinh tế, cho dù là kế hoạch hóa tập trung hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay đều cần phải dựa vào pháp luật để tồn tại và phát triển. Nền kinh tế thị trường tự thân vận động là chủ yếu thông qua nguyên tắc tự do kinh doanh, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm và tự do cạnh tranh nên cần tới pháp luật nhiều hơn.

Tại nhiều công trình khoa học, các tác giả đã nghiên cứu, phân tích những đặc thù của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tác động đến pháp luật nói chung và pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói riêng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Khái quát chung nhất để thấy nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là nền kinh tế thị trường với việc vận hành theo các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, trong khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với việc nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh, thông qua hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch, quy luật giá trị hầu như chưa được tính đầy đủ.

Bằng pháp luật, nhà nước ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường như tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm để thiết kế mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam. Nhà nước can thiệp bằng cách thức tạo hành lang pháp lý an toàn cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, xây dựng nền kinh tế thị trường tất yếu phải xóa bỏ những tồn tại của cơ chế kế hoạch hóa tập trung để thị trường hoạt động theo đúng quy luật. Khi pháp luật hiện hành chưa dự liệu, phản ánh được các quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thực tiễn... Do đó, để khắc phục những hạn chế và thích ứng với nền kinh tế thị trường, những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cần được xây dựng trên một số

cơ sở sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp phải bảo đảm để thị trường hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Sự hoàn thiện của cơ chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường mua bán doanh nghiệp. Nắm bắt và thực hiện theo các quy luật này sẽ tác động có hiệu quả đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời để thúc đẩy hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp phát triển, pháp luật cần ghi nhận hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp của các nhà đầu tư một cách rõ ràng nhằm đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể. Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý an toàn để các nhà đầu tư thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định, hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc can thiệp thị trường theo mệnh lệnh hành chính.

Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ kiểm soát hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp khi hoạt động đó có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật cạnh tranh. Các quy phạm của pháp luật cạnh tranh cần được thiết kế để phản ánh đúng thực tiễn mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Việc bảo hộ sản xuất, kinh doanh trong nước là cần thiết khi quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và sâu rộng, có thể làm cho những ngành sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình mua lại, sáp nhập của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước là một phương thức tốt để có thể tận dụng ngay được những lợi thế của doanh nghiệp sở tại, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc bảo hộ của nhà nước cần tuân theo các lộ trình mà Việt Nam đã cam kết. Thay đổi được tư duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật trong nền kinh tế thị trường, khi đó việc vận hành nền kinh tế thị trường sẽ theo đúng quy luật, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư kinh doanh, trong đó bao gồm cả lĩnh vực mua lại, sáp nhập.

Thứ ba, khắc phục những mặt trái và giảm thiểu những tác động của kinh tế thị trường khi hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập. Tích tụ tư bản thông qua tập trung kinh tế bằng hình thức mua lại, sáp nhập có thể hình thành doanh nghiệp với vị trí thống lĩnh thị trường và có thể lạm dụng vị trí đó để hạn chế cạnh tranh, gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Mặt khác khi thực hiện tập trung kinh tế còn có thể dẫn đến việc người lao động bị sa thải, thất nghiệp, ảnh

hưởng đến quyền lợi của cổ đông thiểu số… Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, khi đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM phải bảo đảm giải quyết được những yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa phải bảo vệ người gửi tiền, người lao động, cổ đông thiểu số…

Một phần của tài liệu 22.-Luận-án-Pháp-luật-về-mua-lại-và-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w