Dựa vào các mô hình nghiên cứu lý thuyết và những mô hình nghiên cứu trước
đây, nhóm đề xuất mô hình với 5 nhân tố: sự tiện lợi, thương hiệu, giá cả, chất lượng
sản phẩm và chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hình thức sử dụng bảng câu hỏi làm công
cụ nghiên cứu và khảo sát chủ yếu qua Interet bằng link khảo sát online. Sau khi khảo
sát, số bảng khảo sát nhận được của nhóm nghiên cứu là 200 mẫu, trong đó cóđúng
200 mẫu khảo sát hợp lệ yêu cầu của đề tài và nhóm đã tiến hành phân tích kết quả
phần mềm SPSS 25.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha tổng của các nhóm đều
lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 cho
thấy, thang đo được đo lường tốt và có độ tin cậy khácao. Điều này cho thấy, các
biến quan sát có sự tương quan tốt với tổng thể thang đo, do đó, các thang đo cho
khảo sát chính thức làđảm bảo độ tin cậy.
Phân tích nhân tố khám EFA ta thấy rằng hệ số KMO là 0,905 chứng tỏ phân tích
nhân tố khám phá là thích hợp. Kiểm định Bartlett vain mức ý nghĩa thống kê là 0,000
(Sig Bartlett’s Test < 0.05), tức là các biến quan sát có tương quan với nhau trong
tổng thể. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy một nhân tốvới 3 biến quan
sát và phương sai trích tích lũy được là 78,815% (lớn hơn 50%). Hệ số KMO = 0,736
(giữa 0,5 và 1). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương
quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp. Như vậy, sau khi phân tích
nhân tố EFA ta thấy rằng mô hình lý thuyết ban đầu đề ra là phù hợp với nghiên cứu.
Các biến độc lập và biến phụ thuộc đãđạt được độ tin cậy và tính giá trị dễ sử dụng
cho các phân tích tiếp theo.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến đều có tương quan với nhau
tại mức ý nghĩa 1% nhưđã trình bày. Giá trị Sig tô màu vàng đều nhỏ hơn 0,05 nghĩa
là biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 5 nhân tố phụ thuộc làSTL (sự tiện lợi),
TH (thương hiệu), GC (giá cả), CLSP (chất lượng sản phẩm) và CLDV (chất lượng dịch vụ) lần lượt có giá trị Beta lần lượt là 0.165; 0.153; 0.434; 0.419; 0.358 đều <
0.05 nên có thể khẳng định các biến này cóý nghĩa trong mô hình.
Mô hình hồi quy:
QĐ = 0,165STL + 0,153TH + 0,434GC + 0,419CLSP + 0,358CLDV + e
Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai biến số tiền chi trảcho một bữa ănvới tần suất sử dụng tại nhà hàng thức ăn nhanh bằng Chi- square cho thấy được rằng: Sig của đối tượng kiểm định bằng 0.799 > 0.05 nên không có sự khác nhau về số tiền chi trả cho một bữa ăn với tần suất sử dụngtại nhà hàng thức ăn nhanh. Ngoài kiểm định sự khác biệt giữa hai biến trên bằng Chi- square, còn kiểm định sự khác biệt giữa hai
biến là số tiền chi trả cho một bữa ăn với độ tuổi khách hàng. Sig của hai đối tượng kiểm định bằng 0.317 > 0.05 nên cũng không có sự khách nhau giữa số tiền chi trả cho một bữa ănvới độ tuổi khách hàng.
Với kiểm định trên một tổng thế, kết quả kiểm định sự khác biệt của mức độ đồng ý về nhận định “Thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng cao” so với mức độ trung bình (chuẩn) thực tế là 4 bằng One –Sample T Test cho thấy rằng: giá trị Sig của đối tượng kiểm định bằng 0.0< 0.05 nên có sự khác biệt về mức độ đồng ý củanhận định “Thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng cao” so với mức độ trung bình (chuẩn) thực tế là 4.
Với kiểm định trên hai tổng thể:
- Trước hết là trên hai mẫu độc lập, kết quả kiểm định sự khác biệt mức độ đồng ý trung bình của sinh viên về nhận định “Thức ăn nhanh được chuẩn bị nhanh chóng” (thang điểm từ 1-5) giữa nam và nữ bằng Independent – Sample T-Test cho thấy được rằng: Sig Levene của đối tượng được kiểm định > 0,05 nên phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính không khác nhau hay còn gọi là đồng nhất. Sig.T-Test của
đối tượng kiểm định bằng 0.591 > 0,05 nên suy ra không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về mức độ đồng ý trung bình của sinh viên về nhận định “Thức ăn nhanh được chuẩn bị nhanh chóng” (thang điểm từ 1-5) giữa nam và nữ.
- Trên hai mẫu phụ thuộc, kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ đồng ý trung bình được đánh giá theo thang đo từ 1-5 về nhận định “Giá tiền phù hợp với kích cỡ phần ăn”và “Giá cả thức ăn nhanh phù hợp với thu nhập” trong nhân tố Giá cả bằng
Paired Samples T-Test cho thấy rằng: Sig của cặp đối tượng được kiểm định bằng
0.210 > 0.05 nên không sự khác biệt về mức độ đồng ý trung bình được đánh giá theo
thang đo từ 1-5 về nhận định “Giá tiền phù hợp với kích cỡ phần ăn”và “Giá cả thức ăn nhanh phù hợp với thu nhập” trong nhân tố Giá cả.
Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa ba nhóm thu nhập đến quyết định lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh bằng Oneway Anova cho thấy được rằng: Sig. Anova của
các nhóm > 0,05 nên không có sự khác biệt giữa ba nhóm thu nhập đến quyết định
lựa chọn nhà hàng thức ăn nhanh.