Với bản thân người nghèo

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người nghèo (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 27 - 28)

II. CÁC HOạT ĐỘNG TRỢ GIÚP NGƯỜINGHÈO TIẾP NHẬN THÔNG TIN, CHÍNH SÁCH, NGUỒN LỰC VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘ

2.1.1. Với bản thân người nghèo

Việc tác động thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực cho người nghèo có thể được thực hiện theo các giai đoạn sau:

(1) Giai đoạn tiền dự định

Nhiều người nghèo chưa nghĩ đến sự thay đổi mà sẵn sàng chấp nhận số phận, có cảm giác không ổn, lo lắng gặp khó khăn khi tham gia, hoặc họ không ý thức tầm quan trọng của việc tham gia. Trong giai đoạn này, NVXH cần cung cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây cho họ một mối nghi ngờ. NVXH tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với họ. Cách làm là lắng nghe một cách tích cực, như vậy sẽ làm cho người nghèo cảm nhận được sự cởi mở, thấu hiểu của NVXH trong nhìn vấn đề. Công việc quan trọng là tìm hiểu quan điểm của họ và cung cấp thông tin để họ tự suy ngẫm về cuộc sống hiện tại của mình.

(2) Giai đoạn dự định

Lúc này người nghèo bắt đầu có ý nghĩ thay đổi trong tư tưởng. Họ cân nhắc cái được, cái mất trong sự thay đổi. Họ có thể quyết định là sẽ tham gia hoặc không tham gia hoặc đang lưỡng lự. Dù ở trong tình trạng nào, NVXH cũng không nên cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó vì tâm lý đó là dấu hiệu tốt trong quá trình thay đổi. Điều đó đã chứng tỏ có sự cân nhắc lưỡng lự, không hấp tấp vội vàng trước khi ra quyết định. Công việc của NVXH là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ suy nghĩ, phân tích và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ không thay đổi. NVXH cần khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm này.

(3) Giai đoạn quyết định tham gia

Khi người nghèo có chiều hướng muốn thay đổi, muốn tham gia vào một hoạt động gì đó, họ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của NVXH là thúc đẩy. NVXH nên gợi ý để họ suy nghĩ về những phương pháp có thể lựa chọn. Họ sẽ cảm thấy họ có thể kiểm soát được quá trình thay đổi này. Đây là bước khó nhất.

(4) Giai đoạn hành động

NVXH cần chung vai sát cánh, đồng hành với người nghèo thực hiện hành động ở giai đoạn này. Họ bắt đầu thoát ra khỏi vỏ bọc của sự sợ hãi e dè, đặt niềm tin vào sự thay đổi mà họ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là thuận lợi trong mọi hoạt động. Nguyên tắc là phải khuyến khích và tăng cường các điểm mạnh của họ, hướng dẫn và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những khó khăn.

(5) Giai đoạn duy trì

Ở giai đoạn này, người nghèo ý thức rõ vấn đề, họ có khả năng nhìn lại vấn đề trong quá khứ. Công việc của NVXH là tạo phương hướng để giúp họ những phương hướng giải quyết vấn đề.

Giúp người nghèo cùng tham gia giải quyết vấn đề là một trong những nguyên tắc rất cơ bản trong các hoạt động của NVXH. Vấn đề khó khăn của đối tượng chỉ có thể giải quyết khi có sự tham gia của đối tượng, bởi vì chỉ có bản thân anh/chị ta mới có thể thay đổi cuộc sống của mình.

Câu chuyện về hỗ trợ người nghèo có khả năng tham gia

Khi tác viên cộng đồng đến mời gia đình hộ nghèo đi họp, chủ nhà tỏ vẻ ngần ngại. Sau khi tìm hiểu được biết chị ta đang lo lắng không có người trông mẹ già khi chị ta đi họp, NVXH đã tìm kiếm tới hội phụ nữ đề nghị sự giúp đỡ. Kết quả người phụ nữ này đã đến được cuộc họp vì yên tâm đã có người chăm mẹ già tại nhà trong lúc mình vắng nhà.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với người nghèo (Dành ho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)