II. CÁC HOạT ĐỘNG TRỢ GIÚP NGƯỜINGHÈO TIẾP NHẬN THÔNG TIN, CHÍNH SÁCH, NGUỒN LỰC VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘ
2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ kết nối nguồn lực cho người nghèo
Để hỗ trợ người nghèo kết nối với các nguồn lực, NVXH cần cung cấp cho họ các kiến thức về nguồn lực, hỗ trợ họ xây dựng và duy trì mạng lưới và hướng dẫn họ cách kết nối với các nguồn lực này.
Cung cấp các kiến thức về nguồn lực
Nguồn lực bên trong cộng đồng
Bất cứ một cộng đồng, hoặc một hộ gia đình nào dù nghèo ở mức độ nào, hạn chế về trình độ học vấn, hoặc khó khăn về kinh tế, điều kiện địa lý, điều kiện sống, thì bên trong cá nhân/hộ gia đình và cộng đồng đó vẫn tiềm ẩn những nguồn lực nhất định. Vấn đề ở chỗ là ai là người nhìn nhận ra các nguồn lực đó trong người dân và trong cộng đồng và giúp người dân trong cộng đồng cũng nhận diện ra những nguồn lực đó để liên kết
chúng lại thành sức mạnh hỗ trợ cho các hoạt động của cộng đồng một cách hiệu quả? Đó chính là công việc của NVXH.
Để tăng cường hiểu biết về các nguồn lực, NVXH cần:
- Đặt câu hỏi về những nguồn lực mà bản thân/trong gia đình của họ có;
- Đặt câu hỏi về những nguồn lực mà họ biết trong cộng đồng có thể giúp giải quyết vấn đề của họ;
- Cung cấp đầy đủ cho họ những hiểu biết về nguồn lực, như nội lực, ngoại lực, các loại nguồn lực như nhân lực, vốn thiên nhiên, vốn xã hội…
- Giúp họ tìm hiểu, xác định được các loại nguồn lực mà họ dễ tiếp cận nhất.
Trong quá trình tăng cường hiểu biết của người nghèo về nguồn lực gia đình và cộng đồng, người nghèo cần được khích lệ để tham gia vào việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nguồn lực này đối với vấn đề mà họ đang phải đối đầu.
Nguồn lực trong cộng đồng
Nhân lực: Người dân trong cộng đồng, những cá nhân, nhóm có kinh nghiệm trong làm ăn, trong tổ chức cộng đồng; Người có kỹ năng, tay nghề cao, là hạt giống tốt cần nhân rộng ra; Người có ảnh hưởng tích cực đến những người khác…
Vật chất: Những cơ sở vật chất mang lại phúc lợi trong cộng đồng. Ví dụ: như nhà cộng đồng, hội quán, nhà trẻ, trụ sở, ban ấp, điện, đường giao thông liên ấp, liên xã, chợ…
Vốn thiên nhiên: Đất đai, nguồn nước, sông ngòi. Ví dụ như đất phù hợp trồng mía cho năng suất cao; Bàu hay hồ chứa nước ngọt có thể tưới tiêu cho một vùng trong cộng đồng; Hệ thông kênh, mương, rạch dẫn nước vào các cánh đồng; Đất pha cát rất tốt cho việc trồng trọt như mía, mía, bắp, đậu…
Vốn xã hội: Bao gồm các nhóm tự phát, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan ban ngành và môi trường chính sách. Những thiết chế, tổ chức trong cộng đồng như các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, tổ nhóm, câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng… Các mối quan hệ tốt trong cộng đồng, tinh thần đoàn kết của người dân.
Môi trường chính sách: Các định chế xã hội như hương ước, quy định của làng xã,các chính sách xã hội, an sinh xã hôi, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của người dân.
Vốn tài chính và cơ hội kinh tế: Năng lực tài chính của các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cộng đồng.
Nguồn lực bên ngoài cộng đồng
Nguồn lực bên ngoài cộng đồng hiểu một cách đơn giải là các nguồn lực không thuộc về cộng đồng. Đó có thể là các cơ quan tổ chức bên ngoài cộng đồng, các chương trình dự án đang được triển khai bởi chính phủ hoặc bởi các cộng đồng xung quanh10