II. CÁC HOạT ĐỘNG TRỢ GIÚP NGƯỜINGHÈO TIẾP NHẬN THÔNG TIN, CHÍNH SÁCH, NGUỒN LỰC VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘ
2.1.2. Thay đổi môi trường để tăng cường sự tham gia của người nghèo
Do luôn đổ lỗi cho người nghèo v, từ hạn chế về năng lực thu hút người nhunghèo tham gia vào các hoạt động cộng đồng của các lãnh đạo địa phương, NVXH cần thực hiện các hoạt động để tác động vào nhận thức và tăng cường được năng lực cho đội ngũ này.
Về thay đổi nhận thức:
- Thông qua các hoạt động truyền thông, NVXH cung cấp thông tin về người nghèo, những tấm gương người nghèo làm ăn chăm chỉ cần mẫn, những người nghèo có ý tưởng và năng lực dám thử nghiệm những mô hình làm ăn kinh tế cho gia đình và địa phương;
- Lồng ghép trong cuộc họp, tụ tập dân cư nói về quyền con người, đặc biệt quyền của nhóm thiệt thòi;
- Nhấn mạnh tới nguyên nhân của nghèo đói ở góc độ vĩ mô như thảm họa thiên nhiên, bệnh dịch, khoa học kỹ thuật, các dịch vụ an sinh, chính sách chưa hợp lý, khả năng tiếp cận nguồn lực, chứ không hoàn toàn là do cá nhân người nghèo; - Chỉ ra sự tác động qua lại giữa cá nhân và xã hội để mọi người thay đổi cách nhìn
nhận về lý do nghèo của người nghèo và thấy trách nhiệm của bản thân và cộng đồng đối với người nghèo.
Về nâng cao năng lực:
- Trang bị cho những người có trách nhiệm điều phối các hoạt động cộng đồng hoặc các cá nhân thường giao tiếp với người nghèo các kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc với người yếu thế;
- Hỗ trợ các kỹ thuật tổ chức các hoạt động cộng đồng thu hút sự tham gia (được cung cấp trong nội dung Phát huy nội lực cộng đồng);
- Trang bị các kiến thức liên quan tới yếu tố tâm lý của người nghèo và cách thức tương tác với họ;
- Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt cho các nhóm trong cộng đồng ở mọi độ tuổi, thúc đẩy sự tham gia của người nghèo con em người nghèo tham gia vào.