Những tác động làm thay đổi hành vi của con người

Một phần của tài liệu Giáo trình Hành vi con người và môi trường (Nghề Công tác xã hội) (Trang 38 - 41)

3. Ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi của con người

3.3. Những tác động làm thay đổi hành vi của con người

Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội, điều nổi bật là mỗi cá nhân cố gắng thích nghi để sống còn. Về mặt này, hành vi con người là cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích từ bên ngoài hoặc một động lực thúc đẩy từ bên trong của cá nhân để giải tỏa một sự mất thăng bằng để đạt mục đích là thỏa mãn nhu cầu, tức là tái lập sự thăng bằng. Con người hành động để thích nghi với hoàn cảnh, để tồn tại và phát triển.

+ Yếu tố di truyền:

Các gen là nét đặc trưng về thể chất (vóc dáng, nước da, giới tính…), sự phát triển của cơ thể, năng lực trí tuệ (sự phát triển của trí tuệ ảnh hưởng đến và chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển cảm xúc, xã hội, và tinh thần của con người, tất nhiên ảnh hưởng mạnh đến mối quan hệ giao tiếp).

+ Các yếu tố thuộc môi trường xã hội:

- Cơ hội học hỏi:

Con người học ở cha mẹ trong gia đình và nếu lớn lên trong một gia đình ít tạo cơ hội cho đứa trẻ thì nó sẽ phải tìm kiếm các cơ hội khác ngoài gia đình mình và như vậy cách ứng xử của nó sẽ khác đi với những người khác trong gia đình. - Những người chung quanh:

Những người này là những kiểu mẫu cho đứa trẻ bắt chước hoặc đồng nhất hóa, cảm nhận được vai trò hiện tại và tương lai của mình. Đứa trẻ học giao tiếp, học cách ứng xử, học biết cách cho và nhận. Đứa trẻ học được cách đối xử với người khác như mình đã được đối xử, quan hệ với người khác như đã được quan hệ và ứng xử thường phù hợp với ứng xử được thấy cha mẹ bộc lộ trong cuộc sống thường ngày.Từ đó trẻ cảm nhận được thế giới chung quanh mình.

- Các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau:

Đứa trẻ học được ở những người thân của mình cách giao tiếp như thế nào đối với người khác. Qua mối quan hệ này, trẻ cố gắng thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình cũng của người khác, từ đó tạo cơ sở cho mối quan hệ tích cực của con người. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình mà các bữa ăn trở thành một kinh nghiệm thích thú và đem lại thỏa mãn thì khi lớn lên nó có chiều hướng cảm thấy thích thú khi ăn.

- Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản:

Các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn như thế nào đều ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân (khái niệm bản thân) và người khác và cái thế giới mà chúng ta đang sống. Chúng ta cảm thấy lạc quan, yêu bản thân và yêu thương những người chung quanh mình nếu được thỏa mãn các nhu cầu và ngược lại chúng ta cảm thấy ghét và hạ thấp chính bản thân mình và có cái nhìn tiêu cực về thế giới chung quanh.

- Vai trò đảm nhận:

Mỗi người chúng ta đều có nhiều vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống. Đến lớp học, chúng ta đóng vai trò bạn, nhưng đến khi về nhà thì chúng ta

đóng vai trò khác. Mỗi vai trò quy định những khuôn mẫu hành vi, nếu làm sai thì chúng ta sẽ chịu sự phê phán, trừng phạt của cộng đồng, xã hội. Đó là xã hội qui ước về vai trò và con người thể hiện vai trò của mình như thế nào (đánh giá vai trò). Sự thể hiện vai trò này tùy thuộc rất nhiều về ý thức, tức là suy nghĩ của con người về những gì người khác mong đợi ở mình. Nếu con người lạc quan, yêu đời thì dễ dàng cởi mở để thay đổi vai trò của mình, đó sự linh hoạt về vai trò. Còn sự mơ hồ về vai trò là khi con người gặp trục trặc, có vấn đề vì họ mơ hồ về những điều mà họ đảm nhận.

Quy trình thay đổi hành vi của con người

- Nhân viên công tác xã hội cần chú ý những điều sau:

Giai đoạn 1 và 2:

Tìm hiểu đối tượng cần quan tâm

Giải thích lợi ích của vấn đề cho đối tượng Cung cấp thông tin cơ bản cho đối tượng

Giai đoạn 3

Bổ sung những kiến thức mới

1

3

2

4

5

Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi

Quan tâm đến sự thay đổi hành vi

Chuẩn bị thay đổi hành vi Thực hiện hành vi mới Duy trì hành vi mới Truyền thông đại chúng Truyền thông trực tiếp

Khuyến khích động viên Nêu gương người tốt, việc tốt

Giai đoạn 4

Thảo luận cách thực hiện và đánh giá Giúp giải quyết những khó khăn Cung cấp nguồn lực

Giai đoạn 5

Thảo luận các kinh nghiệm Thảo luận các quyết định Hỗ trợ cách duy trì

- Những điều nhân viên xã hội cần làm để thay đổi hành vi của con người 1. Hỏi xem đối tượng đã biết gì rồi

2. Nói thật rõ ràng, cụ thể

3. Nói với đối tượng về những ích lợi. 4. Hỏi xem đối tượng có những khó khăn. 5. Hãy động viên khuyến khích đối tượng. 6. Gần lại với đối tượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hành vi con người và môi trường xã hội, ĐH Mở bán công TPHCM, năm 2005. 2. Nguyễn Thị Hồng Nga, Bài giảng hành vi con người và môi trường, ĐHLĐXH, năm 2009.

3. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm, năm 2003.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hành vi con người và môi trường (Nghề Công tác xã hội) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)