+ Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về gia đình, như: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống BLGĐ, Luật Hôn nhân gia đình...
Ví dụ: Phương châm hoạt động của các thành viên trong Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững thôn Tiên Long, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là “ngồi đâu nói đấy”, kết hợp tuyên truyền, vận động người trong gia đình, dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bạo lực gia đình.
Ví dụ: Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” xã Bình Minh, huyện Vĩnh Long trở thành một “kênh” thông tin cung cấp kiến thức về phòng, chống tệ nạn xã hội, các vụ việc vi phạm, các hình thức xử lý và các nội dung pháp luật liên quan. Qua đó, nâng cao nhận thức pháp lý và ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
+ Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình như: cách ứng xử, giải quyết mâu thuẫn của mẹ chồng với con dâu, giữa chị dâu với em chồng, giữa các chị em dâu với nhau…
+ Các kiến thức về phụng dưỡng người cao tuổi, nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình văn hóa, gia đình gương mẫu tiêu biểu vì mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
+ Phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. + Giáo dục kiến thức, kỹ năng cho thanh niên chuẩn bị kết hôn và mới kết hôn. + Tư vấn/chia sẻ kinh nghiệm cho các chị phụ nữ về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
+ Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, những mô hình phát triển kinh tế mới, đem lại hiệu quả cao nhằm phát triển kinh tế gia đình; những kinh nghiệm về việc sử dụng nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Can thiệp hòa giải và giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
+ Tham mưu, đề xuất với ban chỉ đạo kịp thời giải quyết dứt điểm những vụ bạo lực gia đình ở thôn, xóm.