- Nội dung hoạt động (căn cứ các dịch vụ hỗ trợ của Ngôi nhà bình yên):
BÀI 4: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mã bài: MĐ30-04 Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được nội dung hoạt động trong làm việc với tổ chức cộng đồng về can thiệp và phòng ngừa tệ nạn bạo lực gia đình.
+ Xác định được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên xã hội trong công tác xã hội với tổ chức cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Về kỹ năng:
+ Xây dựng kế hoạch hành động trong huy động cộng đồng phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Tổ chức, điều phối, thu hút sự tham gia của đối tượng và các lực lượng có liên quan trong hỗ trợ, can thiệp tệ nạn bạo lực gia đình.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng, cởi mở, chia sẻ, chấp nhận, hợp tác, không kỳ thị…
Nội dung chính:
1. Truyền thông, giáo dục trong cộng đồng về tác hại của bạo lực gia đình và cách thức can thiệp của gia đình, cộng đồng trong phòng ngừa bạo lực gia đình
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân nhóm/cộng đồng/xã hội.
Thông qua việc thực hiện các phương pháp truyền thông như: truyền thông bằng ngôn ngữ nói, truyền thông bằng ngôn ngữ viết, truyền thông bằng hình ảnh trực quan, truyền thông bằng nghệ thuật; truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp… nhân viên công tác xã hội truyền tải các nội dung thông tin và thông điệp về phòng, phống bạo lực gia đình tới các cá nhân và cộng đồng. Từ đó, tiến tới tự điều chỉnh thái độ và hành vi của họ cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm/cộng đồng/xã hội. Đây được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện thành công mục tiêu phòng và chống bạo lực gia đình.
Một số mô hình truyền thông phổ biến ở Việt Nam hiện nay: - Hệ thống báo chí (báo in, báo mạng…), phát thanh, truyền hình
- Truyền thông theo chủ đề trong từng chiến dịch truyền thông, đặc biệt trong các dịp lễ, sự kiện như: Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11...
- Lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc các cấp và các bộ, ban, ngành chủ trì triển khai như: Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì; Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch chủ trì; Cuộc vận động xây dựng làng, bản văn hóa
do chính quyền địa phương chủ trì; Mô hình xây dựng Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc do Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai...
- Kết hợp truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình với hoạt động thường xuyên, cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình ngay tại cộng đồng. Kết hợp truyền thông với các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực gia đình, truyền thông kết hợp với việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử gia đình cho các thành viên gia đình, tham vấn về tâm lý cho những kẻ gây bạo lực gia đình, nhất là các đối tượng người chồng.
- Lồng ghép truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình vào sinh hoạt các câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi sáng tác văn học, thơ ca, vẽ tranh, diễn kịch với sự tham gia của chính người dân tại cộng đồng.
- Giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường, giáo dục kỹ năng làm vợ làm chồng cho các gia đình trẻ, giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên.
Theo Báo cáo kết quả Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có tính đột phá nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho đến thời điểm này, tổng số mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình trong cả nước gồm có: 11.363 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 11.319 câu lạc bộ, 10.986 tổ hòa giải. Nội dung tuyên truyền, giáo dục về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình là hoạt động chủ đạo của các mô hình.
Trong các hình thức trên, có hai hình thức được tập trung nhiều nhất là tuyên truyền trên loa truyền thanh xã/phường/thị trấn và lồng ghép vào sinh hoạt của các đoàn thể.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động của các mô hình truyền thông chưa đồng đều. Có mô hình hoạt động khá tốt (tập trung ở các địa phương có dự án, hoặc hoạt động thí điểm, chiến dịch), nhưng phần lớn các mô hình còn lúng túng về nội dung, cách thức, kinh phí duy trì hoạt động. Một trong những nguyên nhân được xác định là công tác truyền thông chưa đủ mạnh, hoạt động của nhiều mô hình về truyền thông chưa có chất lượng và hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức sâu sắc của cộng đồng về bạo lực gia đình, những tác hại, hậu quả của bạo lực gia đình và cách thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình. (* Trích bài “Xây dựng mô hình truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay” của GS. Đặng Cảnh Khanh)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình bởi nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình mang tính khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào. Vì thế những vụ bạo lực gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra
biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực có thể nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.
Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về an sinh xã hội qua tivi, đài, báo, tạp chí, các tờ rơi, tờ gấp, loa truyền thanh, tuyên truyền của cán bộ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các cộng tác viên dân số, qua các buổi hội họp cần tới được tất cả các nhóm công dân, nhất là các gia đình nghèo.
Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, vận động nam giới nói riêng và toàn xã hội nói chung hiểu biết về quyền của phụ nữ, đồng thời phải nâng cao kiến thức, nhận thức cho chị em để họ hiểu được quyền của mình để có ý thức tự bảo vệ, nâng cao địa vị, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng, dòng họ sẽ giúp làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Cần đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.
Chương trình Hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình đã xác định đề án 1 là: Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về PCBLGĐ giai đoạn 2010- 2020
Mục tiêu tổng quát: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
Cơ quan thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công An; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Dân vận Trung ương; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan truyền thông đại chúng Trung ương và địa phương.
Phạm vi thực hiện: Trung ương, 63 tỉnh/thành phố.
2. Vận động chính sách, huy động nguồn lực trong cộng đồng vào trợ giúp, can thiệp với các trường hợp bị bạo lực gia đình
Một trong những khó khăn phổ biến mà các địa phương, tổ chức chỉ ra trong quá trình thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay là: kinh phí hoạt động và các nguồn lực hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình còn hạn hẹp…
Cần huy động các nguồn lực từ cộng đồng để giúp đỡ nạn nhân bị BLGĐ. Các nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất: hỗ trợ tiền bạc, nơi tạm lánh, thuốc men, ăn uống…; nguồn lực tinh thần như: động viên, chia sẻ, tư vấn, tham vấn pháp luật đối với nạn nhân bị BLGĐ cũng như khuyên răn, cảnh cáo người gây ra bạo lực; nguồn lực từ các thiết chế xã hội: xử phạt hành chính, xử phạt lao động công ích…
Chương trình Hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2020 xác định: Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm kinh phí nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình trên cơ sở nhiệm vụ về PCBLGĐ được giao hàng năm và khả năng của ngân sách nhà nước.
Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức này.
Kinh phí thực hiện Chương trình của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách địa phương. Kinh phí thực hiện Chương trình được phân theo nguồn: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động khác và theo từng năm trong giai đoạn 2010-2020. (Phần IV Ngân sách)
Tại một số địa phương, đã triển khai việc huy động nguồn lực phục vụ phòng, chống bạo lực gia đình thành công tác xã hội hóa. Đây là cách làm hay, cần nhân rộng với mục đích phát huy sức mạnh của cộng đồng vào trợ giúp, can thiệp với các trường hợp bị bạo lực gia đình.
3. Tổ chức các cuộc họp dân đánh giá tình hình triển khai, thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình trong từng thôn xóm
Luật phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ), được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để bảo vệ quyền và lợi
ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em, những người rất dễ trở thành và thường là nạn nhân của BLGĐ.
Luật PCBLGĐ khẳng định rằng cuộc đấu tranh ngăn chặn tệ nạn BLGĐ đang tồn tại dai dẳng trong đời sống gia đình là nhiệm vụ của toàn xã hội, bởi BLGĐ không phải là chuyện riêng của từng gia đình mà là một vấn đề xã hội.
Luật PCBLGĐ có được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của bộ máy thực thi và giám sát, của hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân. Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện Luật PCBLGĐ là một hoạt động cần thiết và cấp bách nhằm tìm hiểu tình hình triển khai thực hiện luật, những thành công và những hạn chế, nguyên nhân của thành công và hạn chế, để từ đó đề xuất những kiến nghị cho việc hoàn thiện khung pháp lý và các giải pháp đối với các bên liên quan để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật.
Để hoạt động này đạt hiệu quả thực thì không ai khác, những người dân – người thực hiện luật trên cần được vận động tham gia tích cực vào công tác đánh giá tình hình triển khai, thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở, trong từng thôn xóm.
4. Vận động, hỗ trợ các địa chỉ tin cậy, “Mái ấm tình thân” trong trợ giúp các nạn nhân bị bạo lực gia đình
Tại Việt Nam hiện nay, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, có hiệu lực từ ngày 1.7.2008, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam bình đẳng, hạnh phúc.
Chương II Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình (từ Điều 26 đến Điều 30). Đây là những quy định mới thể hiện tính nhân văn, phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong xã hội, nhằm bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Khoản 1 Điều 26 quy định: “Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.” Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4.2.2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy