Thời gian tổ chức sinh hoạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Bạo lực gia đình (Nghề Công tác xã hội) (Trang 29 - 30)

Câu lạc bộ có thể tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 tháng/lần hoặc căn cứ tình hình thực tế tổ chức 2 tháng /lần nhưng không dưới 6 lần/năm.

5.2. Nhà tạm lánh

- Định nghĩa

Nhà tạm lánh là một trong những mô hình trợ giúp các nạn nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Nạn nhân trú tại các nhà tạm lánh được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn, giáo dục, dạy nghề và một số kỹ năng sống. Một số nhà tạm lánh còn có nhà trẻ. Hầu hết các nhà tạm lánh có mối liên kết chặt chẽ với các cơ quan hỗ trợ pháp lý và các dịch vụ xã hội khác, để phối hợp trợ giúp cho nạn nhân.

Ví dụ: Nhà tạm lánh (Ngôi nhà bình yên) của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là mô hình duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói, miễn phí cho nạn nhân bị bạo lực gia đình; gồm 3 bộ phận chuyên môn: phòng tham vấn, nhà trẻ và nhà bình yên (nhà tạm trú).

Mục tiêu của Ngôi nhà bình yên là: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, an toàn và tôn trọng đối với phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân của bạo lực gia đình trong thời gian tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên. Đồng thời hỗ trợ gói hồi gia giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình trở về gia đình của họ và người thân được bền vững với sự giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể tại địa phương.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bạo lực gia đình (Nghề Công tác xã hội) (Trang 29 - 30)