Một số điều ngụy biện và nguyên tắc làm việc với người gây bạo lực

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 57 - 58)

I. KIếN THứC CHUNG KHI LÀm VIỆC VỚI NGƯờI Gây BẠO LỰC

2.Một số điều ngụy biện và nguyên tắc làm việc với người gây bạo lực

2.1 Một số ngụy biện cần lưu ý khi làm việc với người gây ra bạo lực:

Ngụy biện 1:

- Rượu là nguyên nhân chính gây bạo lực

- Thực tế: Không phải người đàn ông nào uống rượu cũng gây bạo lực. Và không phải người gây ra bạo lực nào cũng uống rượu. Có nhiều người uống rượu nhưng có khả năng kiềm chế với công an, với thủ trưởng, với đồng nghiệp, mà chỉ hành hạ vợ con. Có những người uống rượu cách nhà khá xa, nhưng không gây gổ ở quán rượu mà chỉ về đến nhà mới đánh mắng vợ con. Sự thật rượu chỉ là tác nhân khiến cho bạo lực có khả năng trầm trọng hơn hoặc tần suất của các vụ việc dày đặc hơn.

Ngụy biện 2: Đàn ông phải lo nhiều việc, chịu nhiều áp lực hơn phụ nữ nên họ nóng tính hơn và có

quyền áp chế các thành viên khác trong gia đình.

Thực tế: Cũng có rất nhiều phụ nữ thành đạt, kiếm tiền chính trong gia đình. Những công việc của

phụ nữ trong gia đình cũng rất mất sức, bận rộn. Đó không thể là lý do để gây bạo lực.

Ngụy biện 3: Coi việc không ly hôn của cặp vợ chồng (có yếu tố bạo lực) là thành công của hòa giải

và can thiệp phòng chống bạo lực gia đình vì xem đó như là giúp cho gia đình có nhiều BLGĐ đó đã không tan vỡ, con cái họ có đủ bố mẹ, điều đó là tốt cho người vợ và cho bọn trẻ.

Thực tế: Con cái phải sống trong bầu không khí của bạo lực sẽ bị tổn thương và chịu nhiều hậu

quả khác. Họ có thể sẽ phải lớn lên trong mặc cảm, có thể bất hạnh trong hôn nhân vì những ám ảnh bạo lực, có thể trở thành kẻ bạo lực trong gia đình tương lai. Quyền của phụ nữ và trẻ em bị vi phạm trong hợp này là tấm gương cho nhiều người đàn ông khác nghĩ rằng bạo lực gia đình chỉ là chuyện nhỏ. Cuộc hôn nhân dù tồn tại, nhưng cuộc đời, mưu cầu hạnh phúc của người vợ và những đứa trẻ là không có.

Ngụy biện 4 : Cần tỏ thái độ đồng tình với những lời bao biện của người gây ra bạo lực để người

gây ra bạo lực tin tưởng, vui vẻ và hợp tác.

Thực tế: Điều này có thể khuyến khích người bạo lực tiếp tục có những niềm tin và suy nghĩ sai lầm

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

2.2 Các nguyên tắc khi làm việc với người gây bạo lực

- Cần đặt yêu cầu bảo vệ phụ nữ và trẻ em lên hàng đầu. Khi tham vấn, can thiệp với người gây ra bạo lực, bạn cần đảm bảo rằng, phụ nữ và trẻ em trong hoàn cảnh đó đã được đảm bảo an toàn. - Nghiêm khắc: Cần có thái độ nghiêm khắc lên án hành vi gây ra bạo lực của người gây bạo lực.

Không tỏ ra thông cảm, xoa dịu hay góp phần làm nhẹ vấn đề. Ví dụ, không nói “tôi rất thông cảm với anh”, mà nên nói: “Tôi hiểu tâm trạng của anh”; Không nói “chuyện này cô ấy cũng có lỗi, tôi hiểu lỗi là do cô ấy” mà có thể nói: “Tôi hiểu cô ấy cũng có thể có lỗi về chuyện X, nhưng cũng giống như anh, như tôi, chúng ta đều có thể có lỗi. Nhưng không vì thế mà người khác có quyền sử dụng bạo lực với chúng ta”. Không dùng “Tôi hiểu chẳng qua lúc ấy anh say rượu”. Có thể nói: “Tôi biết lúc ấy anh đang say rượu”; Không nói “chẳng qua là vì…” mà nên dùng những cụm từ để khẳng định mình hiểu được vấn đề . Ví dụ: “Tôi hiểu!”, và khẳng định sự sai trái của hành vi bạo lực. Thấu hiểu để giải thích hành vi của người gây ra bạo lực khác với thái độ xuê xoa chín bỏ làm mười dễ khiến người gây ra bạo lực hiểu lầm là được đồng tình trong hành vi bạo lực gia đình.

- Không xoa dịu, làm nhẹ vấn đề. Không nên nói: “Thôi chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau, đừng làm ầm ĩ lên hàng xóm họ cười cho; chuyện ấy có gì là to tát đâu mà phải làm ầm lên thế!; Thôi ai cũng có lúc nóng!”

- Không đồng nhất hành vi bạo lực với việc nghiên rượu hoặc ma túy. Người nghiện rượu hoặc ma túy có thể cần cai nghiện, nhưng đồng thời anh ta cũng cần chấm dứt thói quen bạo lực. Không đưa ra giải thích rằng: Rượu nó hành động, không phải anh; hay “chỉ vì rượu nên mới ra nông nỗi này”. Cách nói này vô tình giúp cho người gây bạo lực tìm cách bào chữa cho hành động của mình và đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài.

- Thận trọng khi đưa ra lời khuyên kiềm chế nóng giận. Việc khuyến khích người gây ra bạo lực kiềm chế cơn nóng giận dường như khá phổ biến. Nhưng theo các chuyên gia có kinh nghiệm, thì việc này có thể gây bùng phát cơn tức giận của NGBL. Thể hiện sự thấu cảm với cảm xúc tức giận của họ ngay lúc đó. Su khi họ đã giảm bớt tức giận, việc cung cấp thông tin về pháp luật với hành vi bạo lực có thể hữu hiệu đối với họ.

- Tôn trọng. Người gây ra bạo lực cũng cần được tôn trọng nhân phẩm. Việc lên án hành vi bạo lực gia đình không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ con người của anh ta. Cán bộ xã hội không được nhục mạ, phỉ báng người gây ra bạo lực mặc dù họ có hành vi không hợp pháp.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 57 - 58)