Giới thiệu về Mô hình sinh hoạt Câu lạc bộ dành cho người bị bạo lực

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 52 - 54)

III. qUy TrÌNH Hỗ Trợ NGƯờI Bị BẠO LỰC

4. Giới thiệu về Mô hình sinh hoạt Câu lạc bộ dành cho người bị bạo lực

4.1. Mục đích của câu lạc bộ

- Tập hợp những người cùng hoàn cảnh, tạo nên sức mạnh của nhóm đông giúp cho người phụ nữ có thể chia sẻ cảm xúc, sự trải nghiệm để họ cảm thấy bớt cô đơn, học hỏi và động viên nhau. - Tạo ra một môi trường an toàn để các thành viên trong câu lạc bộ tìm thấy sự tự tin trong cuộc

sống và tìm thấy sự ủng hộ của cộng đồng.

- Tác động đến tình cảm và nhận thức, thay đổi cách nhìn nhận và hành vi của các thành viên trong câu lạc bộ giúp họ đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

- Giúp người phụ nữ hiểu biết hơn và có kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình.

4.2. Đối tượng của câu lạc bộ:

- Những người phụ nữ đang bị bạo lực gia đình. - Những người phụ nữ từng bị bạo lực gia đình. - Những người phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực gia đình. - Thành viên của hội phụ nữ.

4.3. Số lượng thành viên:

- 15 – 20 người / 1 câu lạc bộ

4.4. Phương pháp:

- Câu lạc bộ sử dụng phương pháp “Nghệ thuật, sáng tạo” và chu trình sáng tạo để tác động lên các thành viên. Quy trình sáng tạo này gồm 5 bước: Chuẩn bị, Khơi nguồn, Tổ chức, Chia sẻ, Tái hiện làm mới.

- Bước 1: Chuẩn bị. Là các bài tập khỏi động nhẹ nhàng, bao gồm các bài tập tự xoa bóp cơ thể hay

yoga, các hoạt động mang tính tập thể, xây dựng lòng tin, sự hợp tác giữa các thành viên trong câu lạc bộ. Bước này giúp họ cảm thấy an toàn hơn, tin tưởng, năng động, sẵn sàng tham gia, đón nhận những cái mới hơn.

- Bước 2: Khơi nguồn. Đưa ra các ý tưởng và phương pháp tiếp cận mới với những vấn đề và thách

thức nổi lên trong cuộc sống của người phụ nữ. Các bài tập được sử dụng trong bước này hướng tới việc giúp các thành viên tập trung vào cơ thể, tâm trí, cảm xúc của họ. Qua các bài tập, giúp các thành viên sẽ hiểu mình hơn, khám phá sức mạnh của bản thân, mạnh mẽ hơn, tự chủ và độc lập, từ đó họ có cách nhìn mới, những ý kiến mới năng lượng mới với những viễn cảnh trước kia của họ.

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

- Bước 3: Tổ chức. Các thành viên sẽ đưa ra các ý kiến, các ý kiến sẽ được sắp xếp để xây dựng các

mô hình và các hành vi mới.

- Bước 4: Chia sẻ. Khuyến khích thành viên trao đổi, thảo luận về cảm xúc, cuộc sống, công việc…

- Bước 5: Tái hiện/ làm mới. Tái hiện những kinh nghiệm của họ và tìm ra ý nghĩa và viễn cảnh mới,

sau đó làm mới lại (tăng cường) sinh lực để giải quyết với những thách thức mới

4.5 Thời gian cho 1 quy trình tác động đến thành viên câu lạc bộ

- 12 buổi

4.6 Khi tham gia câu lạc bộ các thành viên được:

- Trò chuyện cởi mở: Câu lạc bộ đưa ra những cơ hội để các thành viên trò chuyện cởi mở về cuộc sống bạo lực của họ. Những thành viên này bị ức chế bởi các áp lực xã hội và từ phía người gây bạo lực khiến họ thường bỏ qua sự tổn tại của bạo lực gia đình hoặc im lặng không chia sẻ với người khác.

- Thể hiện tình cảm: Người phụ nữ từng bị bạo lực ít có cơ hội thể hiện tình cảm, cảm xúc của họ. Việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc giúp họ bình tĩnh và lấy lại sự cân bằng về mặt tâm lý.

- Xây dựng lòng tự trọng: Phụ nữ bị ngược đãi cảm thấy buồn bã về chính mình. Câu lạc bộ giúp đỡ người phụ nữ phát triển lòng tự trọng bằng cách giúp họ loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và phát triển những suy nghĩ tích cực.

- Giải quyết vấn đề. Người phụ nữ bị bạo lực thường phải đối mặt với các vấn đề phức tạp về pháp lý, tài chính, nhà ở, việc làm và sự không ủng hộ của phần lớn cộng đồng. Câu lạc bộ mang đến cho họ những cơ hội xem xét vấn đề cụ thể trong những trải nghiệm bị bạo lực của họ. Quá trình ra quyết định sẽ tăng thêm sức mạnh và sự tự tin cho người phụ nữ.

- Cung cấp thông tin và đưa ra ý tưởng. Việc này giúp cho người phụ nữ hiểu sâu kiến thức về giới, quyền và về bạo lực trong gia đình.

- Họ và con cái họ được đảm bảo an toàn. Câu lạc bộ cùng với họ xây dựng cho họ kế hoạch an toàn khi đến sinh hoạt câu lạc bộ và kế hoạch an toàn khi ở nhà.

- Họ được vui chơi. Với những người bị bạo lực, các chị không dành thời gian cho bản thân. Hầu như các chị chỉ quan tâm đến niềm vui, sức khỏe của chồng, con, thành viên trong gia đình khác, mà quên đi mình cũng cần được chăm sóc, yêu thương, được vui chơi, thư giãn tái tạo sức lao động.

qUy TrÌNH CAN THIỆP VÀ Hỗ Trợ NGƯờI Gây BẠO LỰC

(9 TIếT)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)