ĐặC ĐIểm Tâm Lý CủA NGƯờI Bị BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 28 - 29)

Những nạn nhân BLGĐ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thường có những đặc điêm tâm lý sau: - Lo sợ, sợ hãi

- Cảm thấy xấu hổ

- Cảm thấy giá trị của mình bị thấp đi - Tự ti, mặc cảm

- Có thể có những ác mộng - Dễ bị kích động (nhất là trẻ em) - Học tập bị sa sút (với trẻ em) - Trí nhớ bị ảnh hưởng

- Giao tiếp bị hạn chế, xa lánh mọi người, v.v.

BÀI

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Ví dụ, phụ nữ khi bị BLGĐ họ thường:

- Lo sợ cho sự an toàn của bản thân, con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình. Vì người gây bạo lực đe dọa, khống chế nếu họ nói ra câu chuyện sẽ bị bạo lực nặng hơn.

- Bị ràng buộc trong quan hệ với chồng về tình cảm, kinh tế hoặc còn yêu chồng (không muốn ảnh hưởng đến thanh danh của chồng, không muốn tình cảm vợ chồng sứt mẻ...).

- Hy vọng vào sự thay đổi của chồng, bao biện cho hành động của chồng, cho rằng cam chịu sống với chồng thì sẽ tốt hơn cho các con.

- Xấu hổ, ngượng ngùng khi nói về câu chuyện bạo lực của mình. - Tin rằng tự mình có thể giải quyết sự việc.

- Cam chịu, tự đổ lỗi cho bản thân và số phận.

- Bị cô lập: quan niệm xã hội vẫn đổ lỗi hoặc không thông cảm với người phụ nữ bị bạo lực. - Không tin tưởng vào sự can thiệp, trợ giúp của cộng đồng và chính quyền

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng, chống bạo lực gia đình (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở) (Trang 28 - 29)