Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc nếu không may có tranh chấp xảy ra, người lao động có thể làm theo các trình tự sau đây để được hỗ trợ giải quyết:
- Trước tiên, nên bình tĩnh, chủ động kiến nghị trực tiếp với người quản lý hoặc chủ sử dụng lao động để trình bày nguyện vọng của mình và yêu cầu họ thực hiện đúng các quy định của Luật Lao động.
- Nếu việc đàm phán không thành nên liên hệ với Phòng lao động địa phương nơi mình làm việcđể yêu cầu can thiệp giải quyết.
- Phải tiếp tục làm việc bình thường; chú ý lắng nghe và chấp hành chỉ thị của người quản lý; không nên có phản ứng tiêu cực như hay cãi, lý sự với người quản lý, đình công, nghỉ việc không đi làm, đòi chuyển xưởng, chuyển công ty khác.
- Nếu việc can thiệp giải quyết của Phòng lao động địa phương không có kết quả như mong muốn hoặc không liên lạc được với Phòng Lao động địa
phương thì gọi điện và làm đơn gửi qua fax hoặc qua đường bưu điện đến Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hoặc gửi về Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam để nhờ hỗtrợ giải quyết. Đơn viết cần ngắn gọn, đầy đủ nội dung cần khiếu nại, trong đơn phải nêu rõ họ tên của người lao động, số hộ chiếu, số điện thoại (nếu có), ngày nhập cảnh Hàn Quốc đơn viết trên một mặt giấy (không viết sang mặt bên kia). Sau đó đến bưu điện để gửi qua fax theo số fax của Trung tâm lao động ngoài nước (OWC): 84-4-7346097 hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước: 84-4- 8240122 . Nếu gửi qua đường bưu điện thì nhớ dán đủ số tiền tem theo quy định và ghi chính xác địa chỉ cần gửi đến bằng tiếng Hàn nếu gửi đến Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hoặc viết địa chỉ bằng tiếng Việt nếu bạn gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước(OWC) hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước. Xem mụcMột số địa chỉ liên lạc trang 50.
Lưu ý: Không nên có phản ứng tiêu cực để sự việc xấu xảy ra rồi mới gọi điện cho Ban Quản lý lao động nhờ can thiệp, vì khi đó chủ sử dụng hay vin vào cớ do lỗi của người lao động gây ra để ra những quyết định không có lợi cho người lao động.
Phần năm
Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày