Tiếp tục mạch cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với những trả

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 (từ sau 1975) (Trang 43 - 44)

những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân

Cảm hứng chủ đạo trong nhiều tập thơ được ra mắt trong nửa cuối những năm 70 và nhất là ở các trường ca xuất hiện trong khoảng từ 1976 đến đầu những năm 90 vẫn là cảm hứng sử thi về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chiến thắng vĩ đại của dân tộc, nhưng đã có thể nhận ra những nét mới, từ cảm hứng đến chất liệu và giọng điệu. Trong tư thế người chiến thắng, nhiều trường ca đã tái hiện hành trình của dân tộc và thế hệ đi qua vô vàn thử thách của chiến tranh để tới đích (Những người đi tới

biển– Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn – Nguyễn Đức Mậu). Các nhà thơ nói về niềm tự hào và niềm vui chiến thắng, nhưng còn nói nhiều hơn về những gian lao, sự chịu đựng và hi sinh của nhân dân, của đồng đội để hôm nay dân tộc nói đến cái đích cuối cùng của cả một hành trình. Trong các trường ca, nổi bật lên là hình tượng nhân dân, vừa trong những hình ảnh khái quát, biểu tượng, vừa trong những chân dung cụ thể của nhiều con người. Đó là người mẹ, người chị ở hậu phương, là người lính lái xe tăng, xạ thủ trung liên, người lính đánh bộc phá

trong Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh:

- “Mẹ xếp lại cho anh chồng sách cũ Nhưng nhớ thương thì biết xếp vào đâu?”

- “Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy

Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc”

Ngồi bên nào cũng lệch

Chị chôn tuổi xuân trong má lúmđồng tiền”

Chân dung thế hệ trẻ đã được khắc hoạ rất sinh động trong thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giờ đây tiếp tục được miêu tả phong phú hơn, sâu hơn ở cả những chi tiết, sự việc cụ thể của những gian lao và hi sinh, và ở cả những suy tư, trải nghiệm trong thế giới nội tâm tạo nên bức chân dung tinh thần của họ:

“Ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt

Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc

Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng Hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên

Ngày sinh nhật tuổi 25 mình được uống”

(Thanh Thảo –Những người đi tới biển)

Nhìn chung khuynh hướng sử thi cũng chỉ được tiếp tục ở trong khoảng mười năm đầu kể từ sau 1975. Trạng thái sử thi của xã hội đã phai nhạt dần, không còn môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng cảm hứng này trong văn học.

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 (từ sau 1975) (Trang 43 - 44)