Quan niệm sáng tác

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 (từ sau 1975) (Trang 27 - 28)

Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn Minh Châu là mối quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại: Ông quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống”.

Quan niệm về hiện thực ở Nguyễn Minh Châu luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản:“Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là

con người”.

Trước 1975, khát vọng của nhà văn là: “Gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.

Sau 1975, ông nghiệm ra rằng: “Phải viết về con người. Tất nhiên là con người không tách rời sự kiện chiến tranh”. “Rồi trước sau gì con người cũng leo lên trên các sự kiện để đòi quyền sống”

Ông cho rằng cái hiện thực phong phú, nhiều vẻ đẹp nhất đó là thế giới bên trong của con ngườivà khẳng định:“con người phải được nhìn nhận ở cả bề sâu, bề sau, bề

xa”.

Nguyễn Minh Châu ý thức về trách nhiêm, sứ mệnh của nhà văn trước cuộc đời. Ông quan niệm, nhà văn cần phải dùng “ngòi bút của mình” trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.

Ông luôn tha thiết với mục tiêu cao cả vì con người. Ông viết: “Nhà văn tồn tại

trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”.

Ông khẳng định phẩm chất đầu tiên cần có của một người viết văn phải là tình

Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện “mối quan hoài sâu sắc”

và thường trực củanhà văn về số phận và nỗi khổ đau của con người.

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 (từ sau 1975) (Trang 27 - 28)