Đổi mới hướng tiếp cận đời sống

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 (từ sau 1975) (Trang 30 - 31)

Nếu trước 1975, hướng tiếp cận đời sống của Nguyễn Minh Châu là hướng tiếp cận về các sự kiện, biến cố lịch sử mang tính chất một chiều, đơn giản mà nhà văn dường như biết trước hết mọi chuyện như:hiện thực về cuộc chiến tranh chống Mĩ với sự kiện về những cuộc hành quân, những chiến dịch lịch sử trong Dấu chân người

lính, hay về sự bình tĩnh, vững vàng, đoàn kết của một làng quê khi đối mặt với chiến

tranh trong Cửa sông, hay mối tình lãng mạn, thuần khiết và trong sáng như pha lê của Nguyệt và Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng, thì sau 1975, hướng tiếp cận đời sống

của nhà văn đã có sự thay đổi, từ hiện thực về các biến cố, sự kiện lịch sử, nhà văn chuyển sang hiện thực về con người như tác giả đã có lần phát biểu “Rồi trước sau

con người cũng đã leo lên trên các sự kiện để đòi “quyền sống”. Từ đó, cái nhìn hiện thực của Nguyễn Minh Châu đã mở rộng hơn trong một thực tại đa chiều, luôn biến động và đầy bất ngờ với những mặt trái, mặt xấu, cái ác, cái bất hợp lí được tác giả phát hiện và đưa vào tác phẩm. Đó là hiện thực về nỗi đau thương, mất mát của gia đình lão Khúng khi nghe tin Dũng hi sinh nơi chiến trường (Phiên chợ Giát), của Quỳ

(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)khi mất đi người cô thương yêu nhất và cũng mất đi những người đã “thầm thương trộm nhớ”cô, là hiện thực về cuộc sống cơ cực, đau đớn vì mỗi ngày lại ăn một trận đòn roi từ người chồng vũ phu của người đàn bà

hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa… Tất cả những mặt trái của đời sống ấy được tác giả mô tả đến trần trụi làm cho người đọc phải bàng hoàng, xúc động.

Một phần của tài liệu Bài giảng Văn học Việt Nam hiện đại 3 (từ sau 1975) (Trang 30 - 31)