Kiến nghị với Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Trang 152 - 153)

8. Cấu trúc của luận án

4.3.2. Kiến nghị với Bộ Nội vụ

Thứ nhất, trước mắt, trong 5 năm tới (đến 2025) cần hoạch định được

Chương trình đào tạo bồi dưỡng CBCCVC cho các vùng chiến lược của CTDT để tạo ra chuyển biến rõ nét về nhân lực cho các vùng này. Cùng với đó tiến hành rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù hợp tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm

2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó bổ sung các quy định về ĐTBD và chế độ, chính sách cụ thể đối với CBCCVC người DTTS khi tham gia các khóa ĐTBD, nhằm từng bước xây dựng hệ thống thể chế quản lý ĐTBD đổng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Thứ hai, phối hợp với Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể

chế, cơ chế, chính sách về ĐTBD CBCCVC người DTTS theo hướng phù hợp với từng vùng DTTS và có lộ trình tương ứng với các mốc thời gian 2025, 2030 và 2045.

Thứ ba, phối hợp với Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, đề xuất thành lập Vụ

Tổ chức và Đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC người DTTS thuộc Ủy ban Dân tộc trên cơ sở của Vụ Tổ chức cán bộ hiện nay, với chức năng QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS trong hệ thống chính trị.

Thứ tư, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ dung

hoặc bãi bỏ các quy định không còn phù hợp tại Thông tư số 36/2018/TT- BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)