Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc của luận án

1.3. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết

Thông qua việc tham khảo, phân tích, đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy các công trình nêu trên đã có những giá trị kế thừa cho luận án, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại phải tập trung giải quyết trong quá trình nghiên cứu luận án, cụ thể:

- Cần hệ thống hóa và bổ sung một số khái niệm, luận điểm khoa học QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS. Ví dụ khái niệm: CBCCVC người DTTS, khái niệm QLNN về ĐTBD CBCCCVC người DTTS. Đồng thời luận án cần đi sâu nghiên cứu đặc điểm cơ bản và nội dung QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS.

- Cần phân tích được thực trạng QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS, xác định được ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế của thực trạng QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS.

- Tổng hợp đề xuất, quan điểm và giải pháp theo hệ thống các nội dung hoàn thiện QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Thực tiễn nghiên cứu của thế giới và nước ta cho biết đã có nhiều công trình nghiên cứu khá rộng về công tác ĐTBD CBCCVC nói chung và công tác ĐTBD CBCCVC người DTTS nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN đối với hoạt động ĐTBD CBCCVC người DTTS ở Việt Nam. Lĩnh vực quản lý này tuy hoạt động đã lâu và cũng đã có một số nghiên cứu tổng kết, nhưng nhận thức rõ trong bối cảnh và yêu cầu của cải cách hành chính, đặt nó trong tổng thể xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, hiện đại, tận tuỵ với công việc; trực tiếp góp phần xây dựng đội ngũ CBCCVC vùng DTTS, thực hiện CTDT trong bối cảnh hiện nay... vẫn là điều cần thiết.

Với nhận thức rằng QLNN là một hoạt động cần thiết, hữu ích và nó có khả năng làm biến chuyển tình hình, tích cực hóa kết quả hoạt động ĐTBD CBCCVC. Muốn đạt được điều đó, góc tiếp cận nghiên cứu cần được mở rộng hơn, bao quát toàn bộ quá trình ĐTBD này. Hướng tiếp cận nghiên cứu mở rộng là mục tiêu cụ thể, nội dung cơ bản, chủ thể quản lý, bối cảnh và yêu cầu quản lý, công cụ, đối tượng quản lý và các quá trình, thao tác QLNN về ĐTBD CBCCVC người DTTS ở nước ta hiện nay.

Những đặc thù của đối tượng ĐTBD cần được chú ý, những yêu cầu mới của tình hình - bối cảnh cần được quan tâm. Và hơn hết là, góp phần đáp ứng cho nhu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, hoàn thiện phát triển đội ngũ CBCCVC nói chung và đội ngũ CBCCVC người DTTS nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu Luận án quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)