Vai trò của các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán

Một phần của tài liệu THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Trang 38)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.1.2Vai trò của các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán

Mỗi một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán sẽ có những điểm khác nhau cả về đặc điểm và lộ trình theo học nhưng chúng đều mang lại những lợi ích nhất định cho người sở hữu. Theo báo cáo gần đây của to chức Navigos Việt Nam (2019), ngành Tài chính – Kế toán là ngành xếp thứ 3 về mức độ cạnh tranh nhu cầu việc làm. Vậy nên để chạm được mốc đỉnh cao trong sự nghiệp, nếu chỉ dựa vào mỗi tấm bằng tốt nghiệp đại học thì chưa thể được coi là đủ để bước vào môi trường làm việc ngày càng phát triển theo hướng quốc tế hóa và có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán có vai trò rất quan trọng và lợi ích mà học viên nhận được khi sở hữu chứng chỉ này là không hề nhỏ. Cụ thể như sau:

Ngày nay bất cứ ai cũng đều mong muốn có sự nghiệp on định trong lĩnh vực kế toán và đạt được những vị trí quản lý cấp cao đều cần có kiến thức về kế toán và tài chính. Sở hữu được các chứng chỉ này tức là học viên đã được tào đạo theo khung chuẩn kế toán quốc tế nên sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nó đảm bảo cho nhà tuyển dụng về mặt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm xử lí nghiệp vụ. Và dĩ nhiên, mức lương nhận được và những phúc lợi kèm theo sẽ không hề nhỏ.

- Các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán là “tấm hộ chiếu đầy quyền lực” giúp mở ra cánh cửa nghề nghiệp trên toàn cầu.

Khi học viên sở hữu các chứng chỉ như ACCA, ICAEW, CIMA, CPA, … thì các nhà tuyển dụng trong nước cũng như quốc tế sẽ tin tưởng rằng những ứng viên đó đã thông hiểu các quy định, phương pháp kế toán, các chuẩn mực kế toán quốc tế và khung pháp lí. Do vậy, các chứng chỉ này được các nhà tuyển dụng khắp nơi trên thế giới tín nhiệm, mang đến cơ hội rộng mở cho hội viên làm việc tại khắp nơi trên thế giới.

- Các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán có nhiều giá trị kết nối.

Người sở hữu các chứng chỉ này có thể kết nối với nhiều chuyên gia kế toán toàn cầu hoặc các hội viên khác trong hiệp hội nghề nghiệp quốc tế thuộc lĩnh vực kế toán để có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội công việc.

- Và cuối cùng, không thể không nhắc đến chính là kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, sự thông hiểu các quy tắc, luật pháp về kế toán trong nước và quốc tế, kĩ năng xử lí các nghiệp vụ, … của người học càng thêm sâu rộng, am hiểu.

1.2. Qui trình lựa chọn học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên.

Quyết định chọn theo học các chứng chỉ này có thể hiểu là việc người học tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn, sau đó đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ đào tạo của cơ sở đào tạo nào để nhằm thoả mãn nhu cầu và đạt được mong muốn của họ.

Ra quyết định

Đánh giá sau khi trải nghiệm

Sơ đồ 1.1: Qui trình lựa chọn theo học các chứng chỉ nghề nghiệp

tiêu dùng. Có thể hiểu một cách đơn giản, người học chính là người tiêu dùng; các cơ sở đào tạo, hiệp hội, to chức nghề nghiệp quốc tề trong lĩnh vực này chính là các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ thì hành vi chọn nơi đào tạo, chọn chứng chỉ nào để theo học của người học chính là hành vi của người tiêu dùng. Theo đó, định nghĩa hành vi người tiêu dùng nhấn mạnh: quá trình ra quyet kịnh kwợc the hiện cụ the b ng hành

k ng mua. Quá trình ra quyết định mua là một chuỗi các giai đoạn mà người tiêu dùng

trải qua trong việc ra quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình đó gồm 5 giai đoạn: (1) Nhận thức vấn đề, (2) Tìm kiếm thông tin, (3) Đánh giá lựa chọn, (4) Ra quyết định, (5) Đánh giá sau trải nghiệm.

Vì vậy, dựa trên lý thuyết hành vi người tiêu dùng, quá trình ra quyết định theo học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán gồm 5 bước (sơ đồ 1.1).

Nhận Tìm Đánh

thức kiếm giá

vấn thông lựa

đề tin chọn

quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên.

(Nguồn: nhóm tự tổng hợp)

Giai đoạn 1: Nhận thức vấn đề

Nhận thức vấn đề hay nhận biết nhu cầu của bản thân là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lí tưởng và thực tế nhằm thúc đẩy việc đưa ra quyết định. Nhận thức vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc ảnh hưởng bởi những nỗ lực tiếp thị. Hoạt động này xảy ra khi con người trải qua sự mất cân đối trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn (lý twớng). Điều này có được xuất phát từ mối quan hệ giữa nhu cầu và cơ hội. Khi sự khác nhau giữa trạng thái lí tưởng và thực tế đủ lớn sẽ tạo ra một cảm giác tâm lí muốn thúc đẩy con người hành động.

Trong giai đoạn đầu tiên này, tự bản thân sẽ nhận biết và xác định được nhu cầu của mình khi họ bắt đầu suy nghĩ về hướng đi cho tương lai: ngành nghề mà họ sẽ theo học và công việc mà họ sẽ theo đuoi. Hướng đi cho tương lai của các bạn sinh viên có thể được đã hình thành từ ước mơ từ nhỏ, những sở thích, tính cách, năng khiếu của bản thân; hoặc cũng có thể do bị tác động từ bạn bè, định hướng của người thân trong quá trình phát triển. Hơn thế nữa là do ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông, các trang thông tin, môi trường xung quanh hoặc do nhu cầu muốn thể hiện bản thân. Không chỉ vậy, bản thân mỗi sinh viên cũng nên xem xét hoàn cảnh gia đình của họ và cân đối khả năng chi phi có thể chi trả trước khi lựa chọn hướng đi cho tương lai, để phòng tránh trường hợp đang theo thì phải bỏ dở.

Giai đoạn 2: Tìm kiếm thông tin

Sau khi trải qua giai đoạn 1, người học đã xác định được nhu cầu của mình, tự bản thân người học sẽ thực hiện những việc tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: có thể từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen, người trong ngành đã có nhiều kinh nghiệm đi trước; các tin quảng cáo, trang thông tin tin cậy; truyền thông đại chúng; các chương trình tư vấn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, to chức hiệp hội v.v... hoặc chính tại trường đại học đang theo học, qua lời giới thiệu của thầy cô trong khoa, bộ môn… Những nguồn thông tin này là cơ sở giúp sinh viên chọn lọc,đánh giá và đưa quyết định đúng đắn. Nhìn chung, trong giai đoạn này, những thông tin mà người học quan tâm nhất thường là những thông tin về các chứng chỉ kế toán quốc tế trong lĩnh vực kế toán như: giá trị lợi ích, chi phí khi theo học, uy tín và thương hiệu, thời hạn, tính ứng dụng. Tuy nhiên, không phải nguồn tin nào cũng là hữu ích, nên đòi hỏi người đọc phải có sự tiếp thu có chọn lọc và tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy. Sau đó, họ sẽ đối chiếu những thông tin thu thập được với năng lực học tập, khả năng tài chính, thời gian của bản thân cũng như mong muốn để đưa ra quyết định chứ hoàn toàn không đưa ra quyết định dựa vào cảm tính.

Giai đoạn 3: Đánh giá các lựa chọn

cần theo đuoi, người học sẽ xem xét, phân tích và đánh giá các lựa chọn. Họ so sánh các lựa chọn đó với năng lực học tập, tính cách, sở thích cá nhân và khả năng tài chính để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân. Với những thông tin đã tích lũy được về các trường, các cơ sở đào tạo, người học hình thành nên ấn tượng ban đầu và thái độ yêu thích hay không thích đối với cơ sở đào tạo đó.

Giai đoạn 4: Ra quyết định

Trải qua ba giai đoạn trên, ở giai đoạn này, người học sẽ phải đưa ra quyết định chọn chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán nào để theo đuoi và lộ trình mà họ cảm thấy phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên, với một số người, việc ra quyết định được thực hiện từ rất sớm do họ đã thu thập đủ các thông tin hoặc có sự định hướng rõ ràng từ trước, dẫn đến quá trình này diễn ra dễ dàng và không có nhiều sự phân vân. Nhưng cũng có những người khi gần đến lúc thi tuyển mới quyết định. Mặt khác, một số người chủ động đưa ra quyết định, trong khi một số người thì ra quyết định theo những ý kiến mà họ tham khảo được hoặc qua quá trình tích lũy, tìm hiểu thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 5: Đánh giá kết quả sau khi ra quyết định

Sau khi theo học thì không có nghĩa là tiến trình này đã kết thúc, người học vẫn phải tiếp tục đánh giá sự lựa chọn của mình. Bằng sự trải nghiệm của mình, họ phải suy nghĩ xem quyết định có phải là đúng đắn, có hài lòng với sự lựa chọn này, có phù hợp với bản thân và có mang lại lợi ích về nhiều mặt hay không? Thực tế cho thấy, có rất nhiều người sau một thời gian dài học tập, trải nghiệm đã nhận thấy không phù hợp sau đó quyết định bỏ dở, hoặc cảm thấy quan ngại về lộ trình, thời gian, mức chi phí bỏ ra, về độ khó để hoàn thành hoặc do vì một lí do nào đó mà quay lại giai đoạn nhận biết nhu cầu (tức là muốn có một sự lựa chọn khác người học sẽ lại quay lại bước đầu tiên).

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên các trƣờng đại học.

1.3.1. Các lí thuyết có liên quan.

Trong nghiên cứu của mình, để phục vụ cho việc xem xét đánh giá các tác động của các yếu tố đến quyết định học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong lĩnh vực kế toán của sinh viên các trường đại học, nhóm đã chọn ra 2 lý thuyết cơ bản làm nền tảng có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu của đề tài bao gồm: Lý thuyết về mối quan hệ chi phí - lợi ích (cost - benefit theory) và Lý thuyết tâm lý học (psychology theory).

Lý thuyet quan hệ chi phí - lợi ích

Lý thuyết quan hệ chi phí - lợi ích là cơ sở cho người học đưa ra các quyết định hợp lý về lựa chọn học các chứng chỉ phù hợp với khả năng tài chính của bản thân. Lý thuyết này chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp kiến thức chuyên môn từ việc học đó. Xét một cách tong thể, lợi ích từ việc học các chứng chỉ kế toán có thể phục vụ cho người học; còn chi phí do người học chứng chỉ gánh chịu nhưng xét một cách rộng hơn thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn phải xem xét và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010). Mục đích của việc lựa chọn học các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu người học, nên mỗi đối tượng khác nhau có yêu cầu về việc lựa chọn học các chứng chỉ sẽ khác nhau.

Nhóm cho rằng lý thuyết quan hệ chi phí - lợi ích tác động đến việc lựa chọn học các chứng chỉ quốc tế về kế toán thông qua 2 nhân tố: mức chi phí đầu tư cho việc học và lợi ích từ việc học các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán mang lại cho bản thân người học. Rõ ràng là đối với người học có khả năng tài chính thấp, nhu cầu lựa chọn học các chứng chỉ có chi phí cao sẽ không phù hợp do chi phí chi ra vượt quá khả năng của họ. Ngược lại đối với người học có khả năng tài chính dồi dào, cần theo đuoi học chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán của các to chức đào tạo có uy tín cao trên thế giới, được nhiều người biết đến thì việc đầu tư một khoản chi phí tương thích cho việc học là điều chấp nhận được.

Lý thuyet tâm lý hoc

Lý thuyết tâm lý học được sử dụng để nghiên cứu trong kế toán từ những năm 60 của thế kỷ trước. Theo lý thuyết tâm lý, trong quá trình làm việc, người học có các mối quan hệ với nhau và với các to chức cung cấp chứng chỉ. Đồng thời lý thuyết cũng nhấn mạnh, hiệu quả của việc lựa chọn học các chứng chỉ phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này như thế nào. Do vậy, theo lý thuyết tâm lý, vai trò của con người trong xã hội chiếm vị trí quan trọng. Khi hành vi cá nhân phù hợp với mục tiêu hoạt động của họ sẽ khiến cho tính hiệu quả của các hoạt động được đẩy mạnh. Hopwood (1972) sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu việc sử dụng thông tin của nhà quản trị do nhân viên cung cấp để đánh giá năng lực và trình độ của nhân viên. Cũng trong năm 1972, Mock vận dụng lý thuyết tâm lý để nghiên cứu phương thức nào được các cá nhân trong to chức sử dụng để xử lý các thông tin trong việc ra quyết định chọn lựa. Birnberg và cộng sự (2007) đã vận dụng lý thuyết tâm lý để nghiên cứu mối quan hệ giữa các hành vi cá nhân và kế toán trong quá trình lập dự toán, phân tích thông tin và báo cáo cho nhà quản trị để ra quyết định.

Theo quan điểm của nhóm, lý thuyết tâm lý cần được sử dụng để giải thích các nguyên nhân và ảnh hưởng của việc lựa chọn học các chứng chỉ quốc tế về nghề nghiệp kế toán tác động như thế nào đến người học. Điều này liên quan đến gia đình, cơ sở đào tạo, chi phí theo học, sở thích cá nhân… phải tạo được động lực và hướng đến việc nâng cao hiệu quả việc quyết định lựa chọn học. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu là cơ sở nền tảng để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán quốc tế. Dựa vào các lý thuyết trên, nhóm nhận thấy việc lựa chọn học các chứng chỉ… chỉ thực sự hiệu quả khi phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng người học cụ thể.

1.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm.

a. “Đặc kiem của cá nhân của ngwời hoc là yeu to có ảnh hwớng ken quyet kịnh chon hoc các chúng chỉ nghề nghiệp quoc te trong lĩnh vực ke toán của sinh viên các trwờng kại hoc”

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định đặc điểm cá nhân của người học là một căn cứ cực kì quan trọng và cần thiết trong việc xác định ngành nghề và hướng đi cho tương lai (Chapman, 1981; Worthington Higgs, 2003; Nguyễn Phương Toàn, 2011…). Một số yếu tố thuộc về các đặc điểm của bản thân người học như: giới tính, khả năng tài chính, tích cách, tự tin vào năng lực của bản thân, sở thích, sở trường, thậm chí là cả kì vọng của người học về ngành học... Theo Bandura (1997) “tự tin vào năng lực bản thân là nhận định của một cá nhân về đặc điểm tâm – sinh lý của mình đáp ứng yêu cầu của một công việc nhất định và đảm bảo cho công việc đó đạt kết quả”. Theo ông, có bốn nguồn để tự tin vào năng lực của bản thân gồm: trải nghiệm của bản thân; sự học hỏi xã hội; sự khích lệ của xã hội; các trạng thái cảm xúc. Còn sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người

Một phần của tài liệu THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Trang 38)