Quy trình thực hiện tích hợp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCHTỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 41 - 45)

7. Bố cục của luận án

1.4.2. Quy trình thực hiện tích hợp tại Việt Nam

Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường 2009] đề xuất quy trình tích hợp, lồng ghép môi trường vào quy hoạch sử dụng đất cho một vùng cụ thể; trong đó đã phân ra 02 trường hợp: đã có quy hoạch sử dụng đất và chưa có quy hoạch sử dụng đất. Đối với trường hợp đã có quy hoạch, cần phải lập ĐMC đối với quy hoạch sử dụng đất đã có; phát hiện những vấn đề bất hợp lý của quy hoạch nhìn từ góc độ môi trường; xác định những vấn đề môi trường của vùng lãnh thổ cần lồng ghép và tiến hành các thủ tục lồng ghép. Đối với trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất, cần xác định mục tiêu chung về phát triển; xác định đối tượng và nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất; những vấn đề môi trường của vùng lãnh thổ cần lồng ghép; tiến hành các thủ tục lồng ghép. Nghiên cứu này đã xác định được 2 trường hợp cơ bản cho việc tích hợp có và chưa có quy hoạch

sử dụng đất. Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp chưa xác định rõ các bước chi tiết có tính hướng dẫn cụ thể cho việc tích hợp, đồng thời chưa làm rõ nguồn lực, các bên liên quan và cũng như giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện tích hợp.

Tương tự như nghiên cứu nêu trên đối với các chính sách chưa được xây dựng và triển khai thực hiện, Trần Thục [2012], đề xuất quy trình tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam gồm năm bước và bổ sung thêm nội dung tích hợp giảm nhẹ BĐKH, gồm: (1) Sàng lọc; (2) Lựa chọn các biện pháp ứng phó; (3) Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (4) Thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu; (5) Giám sát và đánh giá. Quy trình này (Hình 1.6) cũng chưa đề cập đến việc tích hợp các yếu tố môi trường cần phải tích hợp cũng như việc xác định nguồn lực cho việc tích hợp.

Sàng lọc

Không bị tổn thương do

BĐKH, bỏ lỡ cơ hội từ Không

BĐKH

cần tích

Không có tiềm năng giảm hợp

nhẹ BĐKH

– CL, QH, KH: 1 2 3 4

+ Dễ bị tổn thương trước rủi CL,QH,

ro khí hậu

+ Làm giảm khả năng thích Lựa chọn biện Tích hợp vào Thực hiện Giám sát KH đã

ứng pháp thích ứng CL, QH,KH CL,QH,KH và đánh giá được tích

+ Bỏ lỡ cơ hội từ BĐKH hợp

1 2 3 4

Có tiềm năng giảm nhẹ BĐKH

CL,QH,

Lựa chọn biện Tích hợp vào Thực hiện Giám sát KH đã

pháp thích ứng CL, QH,KH CL,QH,KH và đánh giá được tích hợp

Hình 1.6. Quy trình tích hợp vấn đề BĐKH vào CQK phát triển KT-XH

Nguồn: [Trần Thục, 2012]

Tăng Thế Cường [2015] cũng đề xuất quy trình tương tự trên cơ sở quy trình thực hiện ĐMC hiện hành. Phương pháp tích hợp vấn đề BĐKH vào QHTT qua ĐMC gồm 6 bước, được thể hiện tại Hình 1.7.

Bước 1: Sàng lọc

Bước 2: Đánh giá xu thế, diễn biến các yếu tố khí hậu Bước 3: Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương trước BĐKH

Bước 4: Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH Bước 5: Tích hợp vào nội dung báo cáo ĐMC

Bước 6: Thực hiện quy hoạch được tích hợp và giám sát

Hình 1.7. Phương pháp tích hợp vấn đề BĐKH vào ĐMC

Nguồn: [Tăng Thế Cường, 2015]

Áp dụng công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia, đề cao vai trò cộng đồng địa phương trong việc thích ứng BĐKH, tác giả Lê Anh Tuấn [2009] giới thiệu 09 bước áp dụng PRA (Đánh giá nhanh có sự tham gia) trong tích hợp BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Phương pháp này đã huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng kế hoạch, một mặt phát huy được các kiến thức bản địa về tác động của biến đối khí hậu và các giải pháp thích ứng nên việc lồng ghép sẽ phù hợp với thực tiễn hơn, mặt khác nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH và có giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng ở quy mô nhỏ như huyện, xã, thôn, xóm, ấp; khó áp dụng đại trà, phạm vi lớn do hạn chế về nguồn lực cũng như giới hạn về thời gian. Vì vậy, cần chọn điểm để áp dụng phương pháp này đối với các địa phương có đặc điểm đặc trưng, chịu ảnh hưởng rõ rệt của BĐKH,... Từ đó, các giải pháp đưa ra có thể chọn lọc và áp dụng cho các địa phương có đặc điểm tương tự.

Cụ thể hơn và mang nhiều tính hành động cho việc tích hợp, Hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển KT-XH cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh Đồng Tháp, Lê Thị Mộng Phượng [2010] đề xuất quy trình gồm có 3 bước với các hoạt động cụ thể trong từng bước: (1) Rà soát, đánh giá tình hình thiên tai và tác động của BĐKH tại địa phương; (2) Rà soát, nắm chắc mục tiêu, các giải pháp, các Chương trình, Dự án cụ thể của tỉnh để có căn cứ lựa chọn các nội dung lồng ghép;

(3) Tiến hành lồng ghép. Nhìn chung, quy trình các bước mà Lê Thị Mộng Phượng đề xuất tương đối đầy đủ các nội dung, tuy nhiên, việc đề cập còn chung chung và cần tập trung vào bước tiến hành lồng ghép (bước 3) là nội dung chính và là điểm yếu của các địa phương hiện nay.

Nguyễn Trung Thắng [2015] đã đề xuất quy trình lồng ghép BĐKH với 5 bước và 13 hoạt động cụ thể, để các lĩnh vực, các cấp của ngành TNMT tham khảo trong quá trình xây dựng và thực hiện các CQK (Hình 1.8).

Hình 1.8. Sơ đồ và quy trình tích hợp BĐKH vào quá trình lập CQK

Nguồn: Nguyễn Trung Thắng, 2015]

Tóm lại, nghiên cứu quốc tế và trong nước về quy trình tích hợp các yếu tố môi trường và BĐKH và QHTT của một tỉnh cho thấy cần được phân biệt thành hai trường hợp, trường hợp đã có bản quy hoạch được phê duyệt và trường hợp chưa/đang xây dựng quy hoạch. Hai trường hợp này khác nhau từ mục tiêu, quá trình đến sản phẩm, mặc dù về bản chất mục tiêu chung không thay đổi và các bước tích hợp có nhiều điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, các quy trình được nghiên cứu đã có

chưa làm rõ các trường hợp cụ thể này. Ngoài ra, các bước chi tiết cũng như yêu cầu nội dung, phương pháp tích hợp, đặc biệt gắn kết với các chỉ tiêu tích hợp vào quy trình này thì còn thiếu.

Việc xây dựng quy trình cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện. Thông thường quy trình tích hợp đối với các chính sách đã được xây phê duyệt được thực hiện thông qua 05 bước cơ bản sau đây: Xác định các yếu tố liên quan đến quá trình tích hợp bao gồm cả nguồn lực tích hợp, các bên liên quan trong quá trình tích hợp; Sàng lọc các vấn đề môi trường và tính đặc th địa phương xác định chỉ tiêu tích hợp; đánh giá hiệu quả quy hoạch đã ban hành nhung chưa được hoặc chưa ph hợp đối với việc tích hợp các yếu tố môi trường; Đề xuất mục tiêu, nội dung, hoạt động, dự án ưu tiên về môi trường cần tích hợp trong chính sách; Theo dõi giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện các chỉ tiêu môi trường tích hợp trong các chính sách này.

Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy việc lồng ghép BĐKH vào quá trình hoạch định chính sách phát triển đều trải qua các bước: (i) Chuẩn bị cho lồng ghép thông qua tăng cường năng lực, thể chế và các nguồn lực; (ii) Sàng lọc rủi ro khí hậu, đánh giá tính dễ bị tổn thương/đánh giá tiềm năng giảm nhẹ BĐKH; (iii) Lựa chọn các biện pháp thích ứng/giảm nhẹ; (iv) Lồng ghép các biện pháp ứng phó vào trong chính sách; (v) Thực hiện chính sách; (vi) Giám sát và đánh giá. Tuy nhiên, các hướng dẫn của quốc tế và trong nước cũng còn ở mức độ khung và chưa có các hướng dẫn cụ thể đối với việc lồng ghép BĐKH vào các CQK của ngành TNMT [Nguyễn Trung Thắng, 2015].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCHTỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w