Camimex là công ty duy nhất ở Việt Nam được chứng nhận bởi Naturland để chế biến tôm sinh thái và sản phẩm tôm sinh thái của Camimex đã được nhập khẩu vào thị trường Thụy Điển kể từ năm 2002.
Hàng năm, Camimex chế biến và xuất khẩu trên 10.000 tấn thủy sản có giá trị hơn 60 triệu đôla Mỹ ra khắp nơi trên thế giới.
Năm 2015, Camimex là công ty sở hữu vùng nuôi sinh thái đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuẩn Châu Âu 834/07 và 889/08. Đó là lý do Camimex có thể sản xuất và xuất khẩu tôm sinh thái ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Camimex có 3 nhà máy hiện đại, được trang bị các thiết bị chế biến hiện đại nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Mỹ.
3.1.7. Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng hoạt động 3.1.7.1. Thuận lợi
- Camimex có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác nhờ vào vị trí thuận lợi của công ty tại Cà Mau nơi trung tâm của nguồn cung cấp tôm ở Việt Nam.
- Công ty đã tự xây dựng được vùng nuôi tôm sinh thái đạt tiêu chuẩn, do vậy chủ động và quản lý được nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất.
- Năm 2015, ngành tôm được dự báo có triển vọng tích cực. Thuế chống bán phá giá áp đặt vào sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ được kì vọng sẽ giảm kể từ 2015.
3.1.7.2. Khó Khăn
- Hoạt động xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật có thể bị ảnh hưởng do đồng yên tiếp tục mất giá và rào cản kháng sinh. Do tôm là mặt hàng có giá trị cao, đồng yên tiếp tục yếu đi khiến nhu cầu tôm có thể giảm. Bên cạnh đó, yêu cầu của Nhật về lượng kháng sinh trong tôm rất khắt khe đặc biệt là nồng độ ethyxyoxin.
- Hiện hội chứng tôm chết sớm EMS chưa được khống chế hoàn toàn nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng tôm.
- Công suất nhà máy của Công ty hiện chỉ đạt 60% công suất do sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu.
3.1.7.3. Phƣơng hƣớng hoạt động
Trong năm 2012 công ty đạt tổng doanh thu 1.033,9 tỷ đồng tương đương 47,047 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế 5,56 tỷ đồng. Thời gian tới, dự tính đến năm 2014 đạt 12.000 tấn thành phẩm và đến năm 2016 đạt từ 14.000 – 15.000 tấn thành phẩm/năm, giá trị xuất khẩu năm 2014 đạt 60 triệu USD/năm với doanh thu đạt 1.314 tỷ đồng và lợi nhuận là 6.9 tỷ đồng.
Công ty đang tiến đến hoạt động ổn định. Đặc biệt là bộ máy kế toán của công ty, đã phát huy tác dụng theo đúng chức năng của mình trong việc hạch toán cũng như phát triển về vốn, cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh để đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới. Đề ra những phương án sản xuất, đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản, đảm bảo chất lượng tốt và tạo uy tín đủ sức cạnh tranh trên thị trường để luôn hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu nhà nước giao.
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.2. Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau phẩm tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất
- Mô tả quy trình sản xuất của công ty
Tôm vỏ Lặt Cân Lấy
nguyên liệu đầu rửa gân Phâncở
Phâ n cở Ra khuôn Loại tạp chất Chạy đông bao gói Mạ băng Châm nước lần 2 Bao Bảo gói quản Chạy
đông Châm nướclần 1 khuônXếp
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ quy trình sản xuất tôm đông block Diễn giải quy trình:
- Lặt đầu, lấy gân: Lặt vỏ đầu phải cẩn thận, khéo léo, đòi hỏi nhẹ nhàng, không làm đứt phần thịt ở đầu tôm. Sau đó lấy gân rửa sạch sẽ và cạo bỏ hết phần dơ ở bụng. Tiếp đó ngâm tôm vào nước lạnh không cho tiếp xúc với nhiệt độ cao, phải rửa tôm bằng nước clorine, nồng độ 20PPM.
-Phân cỡ:Là khâu quan trọng về việc phân loại sản phẩm về kích cỡ, chất lượng, đòi hỏi công nhân có tay nghề cao mới làm được. Sau khi lặt vỏ đầu, lấy gân xong ta tiến hành phân cỡ, nếu chưa kịp thời thì phải bảo quản trong nước đá ở nhiệt độ -5 đến -100C, ta phân theo độ lớn và kích cỡ của tôm, trong quá trình phân cỡ phải đảm bảo đồng điều, nhẹ nhàng, chính xác không để tôm lớn nhỏ chênh lệch quá lớn khi xếp hộp bánh tôm sẽ xấu đi.
Khi phân cỡ xong, đem từng cỡ kiểm loại, xếp chúng vào cùng loại 1, loại 2 tùy theo mức độ phẩm chất mà phân loại như sau
+ Loại 1: Tôm phải tươi, còn nguyên vẹn, vỏ không mềm, sáng bóng, thịt tôm không bị biến màu, săn chắc.
+ Loại 2: Tôm không có mùi ươn, còn nguyên con, tỷ lệ đốt đuôi còn 5 đốt, chấp nhận từ 5 đến 5% tôm bị biến màu nhẹ, hồng nhạt hoặc trắng đục, thịt tôm hơi mềm. Công nhân phân cở xong KCS kiểm tra chất lượng, kích cỡ, loại.
- Cân rửa: Sau khi phân cỡ phải rửa tôm bằng nước clorine, nồng độ 10PPM rồi đem cân cho từng khuôn. Mỗi khuôn 2.1kg cho vào một bọc. Trong thời gian chạy đông, nước bị bay hơi làm trọng lượng giảm, do đó ta phải cân 2.1kg thay vì 2.0kg.
Đối với tôm vỏ, trọng lượng phụ trội từ 2,5 – 3% cho mỗi khuôn.
+ Cỡ 41/50 – 90: bánh tôm (vẫn có quy trình tôm vỏ) con ở giữa không xếp. + Cỡ 91/120: (có quy trình phải xếp), không xếp.
-Xếp khuôn:Trước khi xếp khuôn, sau khi cân xong phải nhúng tôm qua hồ nước lạnh có pha nước clorine 5PPM, nhiệt độ từ 0 đến -50C. Mục đích là làm sạch các chất bẩn có trong tôm, hạn chế tối đa việc chậm xếp khuôn. Ta phải xếp trình tự theo lớp, lưng tôm quay qua phía ngoài, bụng tôm quay vào trong để có hình thức đẹp, lưng tôm hơi nghiêng về trên như hình mái ngói. Trong thời gian xếp khuôn nên chú ý loại bỏ những con tôm lọt kích cỡ.
- Ngâm hồ chờ đông: Sau khi xếp khuôn ta ngâm trong hồ nước lạnh, đây là khâu quan trọng trong quá trình chế biến. Hình thức bánh tôm đẹp hay xấu là do phần xếp hộp và cấp đông, ta chồng 5 khuôn lên nhau, nước lạnh phải có pha nước clorine, nồng độ 5 PPM.
- Chạy đông: Ta ngâm nước một lần và chạy đông, chú ý châm nhẹ nhàng tránh xáo trộn tôm. Chạy đông lần 1 khoảng 3 giờ rồi châm nước lần 2, chạy tiếp đến khi nhiệt độ trung bình của sản phẩm -12 đến -200C.
- Ra khuôn: Khi tôm đông đạt nhiệt độ -200C giữa bánh tôm hoặc nhiệt độ đủ đông từ -300C đến 400C thì tiến hành ra khuôn.
- Mạ băng bao gói: Sau khi bánh tôm được tách rời khỏi khuôn, dùng dao loại bỏ tạp chất và nhúng vào dung dịch clorine, nồng độ 5 PPM, thời gian từ 1 đến 2 giây. Sau khi mạ băng chọn những khuôn đúng quy định, tôm giống nhau, cùng quy cách cho vào túi PE có ghi rõ cỡ, loại, trọng lượng tịnh,... xếp vào thùng carton. Mỗi thùng có 6 bánh tôm cùng cỡ, loại đã bao gói ghi đầy đủ thông tin, yêu cầu, dán nhãn. Mỗi thùng carton KCS kiểm tra đúng sai ra sao (nếu 1 trong 6 bánh tôm không đạt thì loại ra). Ghi phiếu kiểm tra bỏ vào thùng, bao gói đai nẹp chắc chắn.
-Bảo quản: Sản phẩm được giữ trong kho với nhiệt độ kho là -180C. Tôm được bao gói hoàn chỉnh, nhanh chón đưa vào kho bảo quản theo đúng vị trí quy định chờ tiêu thụ, hạn chế mở kho để giữ nhiệt độ kho ổn định. Thời gian bảo quản < 12 tháng.
3.2.2. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm
3.2.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hơp chi phí của công ty là theo nhóm sản phẩm : là những sản phẩm làm từ tôm nguyên liệu. Các sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu tôm : gồm 2 loại nguyên liệu chính : tôm thẻ (sản phẩm A), tôm sú (sản phẩm B)
3.2.2.2. Đối tƣợng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn chỉnh là những sản phẩm được ký hiệu là : sản phẩm A, sản phẩm B như trên.
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.2.2.3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành của công ty là theo từng tháng.
3.2.3. Tổ chức quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất3.2.3.1. Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.3.1. Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm là các loại tôm: tôm sú, tôm thẻ.
Việc quản lý nhập- xuất – tồn kho nguyên vật liệu do bộ phận kho và phòng kế toán thực hiện theo phương pháp thẻ song song.
Kế toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là:
Giá thực tế nhập Giá ghi trên hóa Chi phí vận kho nguyên liệu = đơn mua hàng + chuyển
Việc thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu tập trung ở các trạm thu mua của công ty và mua trực tiếp do các nhà cung cấp nguyên liệu mang đến tận xí nghiệp chế biến. Ngoài ra công ty còn mua tại các khu nuôi tôm công nghiệp sau đó vận chuyển về xí nghiệp.
Do đặc trưng của nguyên liệu thuỷ sản nên khi có nguyên liệu về nhập kho thì tiến hành xuất ra để chế biến ngay không để hàng tồn kho. Vì vậy việc tính giá xuất kho của nguyên liệu được tính giống như phương pháp FIFO(nhập trước- xuất trước). Giá nhập kho bao nhiêu thì xuất kho lấy giá bấy nhiêu. Hàng ngày, kế toán nguyên vật liệu nhập kho theo từng khách hàng của từng xí nghiệp, cuối ngày sau khi đối chiếu, kiểm tra lượng nhập kho với thống kê, kế toán nguyên vật liệu tiến hành xuất nguyên vật liệu chính vào sản xuất theo từng xí nghiệp.
Trong tháng 12 năm 2016 Công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất tôm đông block cụ thể như sau:
- Ngày 01/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 533.973.425 đồng:
Nợ TK 621 533.973.425
Có TK 1521 533.973.425
- Ngày 02/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 1.453.649.611 đồng: Nợ TK 621 1.453.649.611
Có TK 1521 1.453.649.611
- Ngày 03/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 1.161.634.075 đồng:
Nợ TK 621 1.161.634.075 Có TK 1521 1.161.634.075
Ngày 04/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 934.083.782
Nợ TK 621 934.083.782
Có TK 1521 934.083.782
- Tương tự từ ngày 05/12 đến ngày 31/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 22.476.842.830 đồng:
Nợ TK 621 22.476.842.830 Có TK 1521 22.476.842.830
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 tính giá thành thành phẩm tôm đông block:
Nợ TK 154 26.560.183.723 Có TK 621 26.560.183.723
Sơ đồ 3.6:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trƣc tiếp tháng 12 năm2016 1521 621 154 533.973.425 533.973.425 26.560.183.723 26.560.183.723 1.453.649.611 1.453.649.611 1.161.634.075 1.161.634.075 22.476.842.830 22.476.842.830 26.560.183.723 26.560.183.723 Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ - Các chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho
- Trình tự luân chuyển chứng từ
Hằng ngày căn cứ vào nhu cầu sản xuất và căn cứ vào lượng tôm thực tế nhập trong ngày, bộ phận sản xuất yêu cầu xuất nguyên liệu đưa vào sản xuất, nhân viên thống kê công ty lập phiếu xuất nguyên liệu, phiếu xuất này là chứng từ duy nhất để kiểm tra sự vận động của nguyên liệu từ kho đến xí nghiệp, Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên:
+ Liên 1: Giao kế toán nguyên liệu làm chứng từ.
+ Liên 2: Nhân viên thống kê của Công ty giữ và lưu chứng từ
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Đơn vị: Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và XNK Cà Mau
Địa chỉ: 333 Cao Thắng, Phường 8, TP. Cà Mau SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621
Mẫu số: S36 – DN
(Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Ngày Chứng từ TK đối Ghi Nợ TK 621
tháng ghi Số hiệu Ngày Diễn giải ứng Số tiền Chia ra
sổ tháng Nguyên liệu
A B C D E 1 2 3
- Số tồn đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
01/12 01/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 533.973.425 533.973.425 02/12 02/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 1.453.649.611 1.453.649.611 03/12 03/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 1.161.634.075 1.161.634.075 04/12 04/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 934.083.782 934.083.782 05 – 31/12 05 – 31/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 22.476.842.830 22.476.842.830 - Cộng số phát sinh 26.560.183.723 26.560.183.723 - Ghi Có TK 621 154 26.560.183.723
- Số dư cuối kỳ X X X
- Sổ này có 01 trang, đánh số từ số 01 đến 01 trang.
- Ngày mở sổ: 01/12/2016 Ngày 31 tháng 12 năm 2016
Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3.2.3.2. Xác định chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí của những công nhân làm việc tại phân xưởng ở các khâu: xếp hộp, phân cỡ, chế biến và công nhật (là các công nhân thuê ngoài khi có lượng nguyên liệu nhiều), và các khoản trích theo lương (KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN).
- Tại công ty tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo sản phẩm làm ra và tính theo đơn giá do Ban giám đốc công ty quy định,
- Bên cạnh việc hưởng lương theo sản phẩm và phụ cấp thêm giờ như: bao bì, đóng gói… Nếu còn các phụ cấp khác thì kế toán phải tiếp tục ghi nhận.
- Việc tính lương sẽ do phòng tổ chức hành chánh đảm nhận. Tính cho các công nhân làm việc ở phân xưởng trong 3 khâu chính: Chế biến, phân cỡ, xếp hộp. Ngoài ra còn có công nhân thuê ngoài để vào sản xuất 1 trong 3 khâu đó khi lượng tôm nguyên liệu nhiều gọi là công nhật.
Do đặc thù sản xuất của công ty có thuê các lao động bên ngoài chỉ ký hợp đồng công việc đảm nhận mà không ký hợp đồng lao động nên việc trả lương phân ra làm hai loại:
Quỹ lương tính BHXH: Là những công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu chính của phân xưởng có ký hợp đồng lao động với công ty.
Quỹ lương không tính BHXH: Là những lao động thuê ngoài( không có lương căn bản) không ký hợp đồng lao động làm tại các khâu chính của phân xưởng.
Công thức xác định tổng quỹ lương tại công ty:
Tổng quỹ Tổng số lƣợng SP = hoàn thành của lƣơng ( tháng)
từng công đoàn chế biến
Đơn giá tiền lƣơng của x từng công đoạn chế
biến
Tỷ lệ trích các khoản theo lương như sau:
+ Bảo hiểm xã hội: = 18% x lương cơ bản. + Kinh phí công đoàn = 2% x lương thu nhập + Bảo hiểm y tế = 3% x lương cơ bản. + Bảo hiểm thất nghiệp = 1% x lương cơ bản.
Ghi chú: Lương cơ bản là căn cứ để tính các khoản BHXH, BHYT, BHTN
cho công nhân nhưng không làm căn cứ để trả lương cho công nhân mà công nhân sẽ nhận lương thu nhập.
Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương và bảng phân bổ tiền lương và BHXH để định khoản cho các nghiệp vụ phát sinh sau:
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất (với lượng công nhân