Chính sách phân phối của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyen-Dinh-Van-QT1802N (Trang 48 - 50)

5. Bố cục khóa luận

2.3.2.3.Chính sách phân phối của doanh nghiệp

Doanh Nghiệp

Cửa Hàng

Người Tiêu Dùng Cuối

Cùng

Hình 6: Tổ chức kênh phân phối của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là bán lẻ đồ “Điện Máy” chủ yếu bán là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua những cửa hàng

- Trên thị trường hiện nay đang tồn tại ba mô hình của cửa hàng bán lẻ điện máy: thứ nhất là Điện Máy Xanh theo mô hình “cửa hàng tiện lợi”, thứ hai là Trần Anh theo mô hình “đại siêu thị” và cuối cùng là Nguyễn Kim theo mô hình “Shop in Shop”

- Mỗi một mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng

 Theo mô hình Cửa hàng tiện tiện lợi của Điện Máy Xanh * ưu điểm:

- Diện tích cửa hàng nhỏ vào khoảng 500 -600m2/của hàng lên dễ dàng thuê mặt bằng

- Dễ dàng phủ điểm bán với quy mô lớn để chiến lĩnh thị trường

- Có thể mở của hàng tại những khu vực thị trường có dung lượng thị trường nhỏ và doanh thu không quá lớn.

* Nhước điểm: sản phẩm bày bán không đa dạng.

 Theo mô hình “Đại Siêu Thị” của Trần Anh * Ưu điểm:

- Quy mô của hàng lớn, mặt hàng nhiều và đa dạng sản phẩm - Có lợi thế đàm phán với các nhà cung cấp

- Tăng trải nhiệm cho người tiêu dùng vì có không gian vui chơi và bãi đỗ xe rộng lớn

* Nhước điểm:

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn dẫn đến khó bùng nổ về số lượng của hàng - Vì không có nhiều cửa hàng lên tính bao phủ thị trường thấp

- Lợi nhuận trong vòng 3 đến 5 năm thấp.

 Mô hình “Shop in Shop” của Nguyễn Kim * Ưu điểm:

- Vì mô hình này là của hàng đặt ở trong những điểm bán thu hút nhiều khách hàng như siêu thị và trung tâm thương mại lên Tận dụng được số lượng khách hàng có sẵn của những trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ lớn.

* Nhược điểm:

- Tính chủ động thấp trong công tác marketing tại của hàng vì phải dựa vào chính sách của trung tâm thương mại

- Chi phí thuê mặt bằng cao

- Giá trị mặt hàng cao nên ít khách hàng có sự ngẫu hứng mua hàng khi đang đi dạo trung tâm thương mại

=> Trong ba mô hình nếu trên thì siêu thị điện máy của K.N.V theo mô hình cửa hàng tiện lợi giống như của Điện Máy Xanh nhưng với diện tích trưng bày nhỏ hơn điện máy xanh diện tích vào khoảng 300-400m2/cửa hàng và số lượng sản phẩm bán cũng ít hơn.

Đối với mỗi mô hình của hàng điện máy thì phạm vi phục vụ của nó cũng khác nhau vị dụ: Điện máy xanh thì phạm vị bán hàng của mỗi cửa hàng thì vào khoảng 40-50km, Trần Anh và Nguyễn Kim bán kính phục vụ khoảng trên 100km. còn với những của hàng của K.N.V thì bán kính phục vụ chỉ tầm 5- 10km/của hàng.

Một phần của tài liệu Nguyen-Dinh-Van-QT1802N (Trang 48 - 50)