Yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 68 - 69)

- Phương pháp nghiên cứu

c. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ cùng chức

2.1.1.6. Yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Yêu cầu chung:

- Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ, chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực hiện và giải pháp thiết kế …) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đầy đủ và chính xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch.

- Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng và tổ chức quốc tế.

- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.

Yêu cầu cụ thể:

- Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

- Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;

- Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước;

- Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư; - Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể trong từng khâu của quá trình đầu tư.

Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được đánh giá là thành công khi đạt được các yêu cầu sau:

- Đạt được mục tiêu dự kiến của dự án: Tức là lợi ích của các bên tham gia được đảm bảo hài hòa;

- Đảm bảo thời gian: Tiến độ của dự án được đảm bảo hoặc rút ngắn;

- Không sử dụng quá nguồn lực của dự án: Tiết kiệm được nguồn lực của dự án bao gồm vật tư, nhân lực, tiền vốn và xe máy;

- Các đầu ra của dự án đạt chất lượng dự kiến; - Ảnh hưởng tốt của dự án tới môi trường;

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH (Trang 68 - 69)