VN là quốc gia thuộc các nước đang pt, TTXH có những hạn chế nhất định như tà

Một phần của tài liệu Đề cương Triết học (Ôn thi Mac) (Trang 31 - 36)

nguyên thiên nhiên nghèo (đất đai hẹp, kém màu mỡ, khoáng sản không phong phú), khí hậu ko thuận lợi, dân số đông, chất lượng dân số ko cao, PTSX còn lạc hậu (LLSX thấp:

con người còn hạn chế về thể lực, đào tạo nghề chưa dc quan tâm, CCLĐ chậm cải tiến, KHCN lạc hậu, QHSX còn bất hợp lý)

Bên cạnh những hạn chế về TTXH đó, thì YTXH của VN cũng còn nhiều bất cập như tâm lý tiểu nông, phương thức làm ăn nhỏ, tư tưởng bảo thủ, pháp luật còn yếu, thiếu và ko đồng bộ, do vốn đầu tư chưa nhiều nên KH kém pt, văn hóa làng xã còn chiếm ưu thế trong lối sống và quan hệ (phép vua thua lệ làng), hiện tượng mê tín dị đoan còn phổ biến, chưa dc kiểm soát,…

- Tất cả những hạn chế trên đang là những lực cản lớn trên con đường pt KT – XH. Do vậy,

để hội nhập và pt, cta fai:

+ Đẩy mạnh sự pt TTXH, ưu tiên pt LLSX, nâng cao thể trạng con người cùng với việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng cho các trường đào tạo

nghề.Thúc đẩy cái tiến CCLĐ, tăng cường việc sáng tạo KHCN, chế tạo máy móc, chuyển giao công nghệ.

+ Vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm, vừa fai có quá trình bảo vệ, tái tạo thiên nhiên (trồng rừng, nuôi thả thủy sản), hạn chế việc xây dựng các đập thủy điện. + Đẩy mạnh việc nghiên cứu lý luận, dbiet là lý luận về KT thị trường định hướng XHCN

và Nhà nước pháp quyền XHCN, lý luận về thời kì quá độ và con đường đi lên CNXH ở

VN trong tương lai.

+ Hoàn thành hệ thống pháp luật, nâng cao đ/s văn hóa pháp luật của nhân dân, thực hiện phương châm : “Sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật”

+ Bảo tồn, trùng tu và pt các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hướng tới 1 xh pt hài hòa, bền vững.

+ Truyền bá hình ảnh VN rộng rãi cho bạn bè quốc tế, thúc đẩy việc đăng ký bản quyền và bảo hộ sp trí tuệ, các sp công – nông nghiệp, chế biến thực phẩm. Nâng cao chất lượng của ngành “Công nghiệp không khói”.

Câu 10: Quan niệm Triết học MLN về con người. Vận dụng xem xét vấn đề thực tiễn con người (bồi dưỡng con người, nhân lực,…)

1. Con người – thực thể (Substance) thống nhất nhất phương diện sinh học và phương diện xã hội. hội.

● Phương diện sinh học hay bản tính tự nhiên thể hiện ở chỗ:

- Xét về nguồn gốc, con người là sp tiến hóa của GTN, l/s tiến hóa đó kéo dài khoảng hơn 2 triệu năm: Gorilla (Linh trưởng) – Homo Habilis (Người khéo léo) – Homo Erestus (Người đi thẳng) – Homo Sapiens (Người khôn ngoan)

- Xét về giải phẫu sinh lý, hình thể con người có cấu trúc tuân theo nguyên lý “cấu trúc – chức

năng”. Mỗi bộ phận sinh học của con người dc sinh ra và tiến hóa trong l/s nhằm hướng tới thực

hiện chức năng nhất định. Mặc dù đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa, song cấu trúc cơ thể con người vẫn còn những nét khá giống với tổ tiên của nó.

- Xét về nhu cầu sinh tồn và tập tính loài, để sinh tồn con người cần thực hiện các nhu cầu như ăn, uống, ngủ, nghỉ, có quần áo để mặc, nhà cửa để ở. Con người cũng fai thực hiện các hành vi giới tính (sex) nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm – sinh lý, duy trì nòi giống. Để tồn tại bên cạnh đồng loại con người cần bản năng tự bảo vệ, bản năng quyền lực, thói quen bảo vệ không gian sinh tồn. + Cũng như các sinh vật khác, con người fai tuân thủ các quy luật tất yếu của tự nhiên như sinh – lão – bệnh – tử, di truyền, biến dị, tiến hóa. Sống trong MTTN, con người buộc fai trao đổi, tương tác với GTN và tuân thủ các quy luật thời tiết của nó như lũ, bão, động đất, núi lửa. Đặc biệt ngày nay, khi biến đổi khí hậu đang là một nguy cơ đe dọa sự sống của mọi sinh vật, trong đó có sinh vật thì vấn đề bảo vệ môi trường đang dc loài người đặt lên vị trí hàng đầu

● Phương diện hay bản tính xh trong con người: Chính trong qtrinh lao động, các yếu tố thuộc phương diện xh trong con người hoàn thiện dần, đó là:

- Tư duy, ý thức, ngôn ngữ: là những hiện tượng đặc trưng ở con người, đánh dấu sự khác biệt giữa người và động vật. Nguồn gốc hình thành của chúng là lao động, song cơ sở tồn tại của chúng là bộ óc và các cơ quan sinh lý, còn nội dung p.ánh mang tính xh.

- Các qhe KT – XH như QHSX, qhe đạo đức, chính trị, pháp luật, tôn giáo, qhe thẩm mỹ,… Các quan hệ này là sp tác động giữa người và đồng thời chúng tác động trở lại , hoàn thiện nhân cách con người

- Các nhu cầu xh: Nhu cầu giao tiếp cộng đồng, vui chơi giải trí, học tập, nhu cầu tâm linh, nhu cầu thẩm mỹ, thể hiện lòng cao thượng

→ Các yếu tố xh kể trên hình thành thông qua lao động, giáo dục, giao tiếp, chúng chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ có dòng chảy của truyền thống. Do vậy, giữ gìn và bảo lưu truyền thống có ý nghĩa qtrong trong việc chuyển giao bản tính xh con người, đánh mất truyền thống là làm phai nhạt giá trị người

- Theo quan niệm MLN, cả 2 phương diện sinh học và xã hội thống nhất trong 1 con người, tạo nên thể xác và nhân cách của nó, làm cho con người trở thành 1 thực thể sinh học – xã hội.

Trong mỗi con người, phương diện sinh học và phương diện xh ko tách biệt, phân đôi, mà tồn tại trong sự thống nhất biện chứng. Sự thống nhất biện chứng đó thể hiện cụ thể:

+ Các cấu trúc sinh học là tiền đề cơ bản, là cơ sở sinh lý để trên đó con người thực hiện các chức năng xh của mình. Do vậy, nếu 1 cá nhân nào đó có khiếm khuyết về cấu trúc sinh học thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến chức năng xh. Ví dụ, người khiếm thính, khiếm thị, dị tật,…sẽ khó khăn trong sinh hoạt

+ Các nhu cầu sinh học và nhu cầu xh tác động lẫn nhau tạo nên trong con người những khát vọng vừa mang tính tự nhiên , vừa mang tính xh như khát vọng quyền lực, t.y đôi lứa, sự nuôi dưỡng, bảo vệ, che chở cho con cái và tình cảm đồng loại.

+ Các yếu tố xh có tác động trở lại kiềm chế, định hướng các hoạt động sinh học của con người, làm cho các hành vi này diễn ra 1 cách có văn hóa người. Do vậy ngày nay đã hình thành một số loại hình văn hóa đan xen giữa sinh học và xã hội như: Văn hóa ẩm thực, Văn hóa tình dục, Văn hóa môi trường. Với nghĩa đó, Marx cho rằng, mọi hoạt động của con người đều diễn ra theo quy luật của cái đẹp

+ Theo thống kê xh học thì MTXH có ảnh hưởng lớn đến sự pt sinh học của con người như hình thể, sức khỏe, hoạt động tâm – sinh lý

2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa mọi quan hệ xh

Con người khi mới sinh ra chỉ là con người sinh học, con người chỉ trở thành người theo nghĩa thật của từ này khi nó sống hòa đồng trong cộng đồng xh. Chỉ khi đó, con người mới dc “học ăn, học nói, học gói, học mở” và “đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn”. Bởi vì:

- Khi gia nhập và sống trong cộng đồng, con người tự trải nghiệm, con người giao tiếp với đồng loại của mình, tạo nên hiểu biết về TG xung quanh, làm nên bản chất xh của con người

- Sống trong MTXH, con người luôn chịu áp lực từ 2 phía: phía truyền thống, và phía hiện đại và con người buộc fai suy nghĩ và hành động theo 1 khuông phép nhất dịnh mà ko thể làm khác dc.

Nói về sự tác động của xh đối với con người, Marx viết: “Bản chất con người ko fai là 1 cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xh”

3. Con người vừa là chủ thể vừa là sp của l/s

- Chủ nhân của l/s xh ko ai khác ngoài con người. Chỉ có con người mới làm nên l/s của mình

bằng lao động làm ra của cải vật chất, bằng sáng tạo ra KHCN và các giá trị văn hóa tinh thần. - Trong quá trình lao động sx, con người đã kiến tạo nên các mối QHXH. Đến lượt mình, các

QHXH như QHSX, qh đạo đức, qh pháp luật, qh chính trị, qh tôn giáo, qh thẩm mỹ,…lại hàng ngày, hàng giờ tác động lên con người, làm cho nó fai suy nghĩ và làm theo những chuẩn mực, quy tắc chung.

- Do con người là sp pt của l/s tự nhiên và l/s xh, nên trong mỗi thời đại khác nhau có những mẫu người với những nhân cách khác nhau, tạo nên những cá nhân mang dấu ấn thời đại →

Bản chất con người ko fai là 1 cái gì đó đóng kín, mà là 1 hệ thống mở, bản chất đó luôn bổ sung và hoàn chỉnh bởi dkien tồn tại của con người (cả dkien tự nhiên lẫn dkien xh)

- Con người là 1 thực thể bao hàm trong mình khả năng sáng tạo. Khả năng sáng tạo đó bắt

nguồn từ năng lực tư duy, từ trí tưởng tượng. Con người tạo ra TGKQ ko fai bằng ý thức mà thông qua hành động “vật hóa” của mình, hành động đó cũng ko diễn ra 1 cách chủ quan, tùy tiện mà trên cơ sở dkien vật chất – khách quan cho phép.

Qua việc nghiên cứu bản chất con người, chúng ta rút ra một số KL cho nhận thức và thực tiễn như sau:

- Vì bản chất con người dc hình thành từ 2 phía: sinh học và xh, nên trong c/s cta cần chú ý cả 2 phương diện này, ko tuyệt đối hóa mặt này, xem nhẹ mặt kia. Bên cạnh cần quan tâm bồi dưỡng thể chất, rèn luyện thân thể, chúng ta fai học tập, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lý tưởng sống để trở thành 1 con người pt toàn diện với 1 lối sống cân bằng, hài hòa.

- Con người trong quan niệm MLN là 1 phần của GTN, con người gắn bó máu thịt với TN, vì l/s

tồn tại của nó với l/s GTN là một. Quan điểm “thiên nhân hợp nhất” của các triết gia Đông phương cổ đại có ý nghĩa tích cực đến tận ngày nay trong việc giữ gìn và bv MT sinh thái hiện nay.

- Vì MTXH tác động lớn đến sự hình thành bản chất con người, nên xh cần quan tâm đến sự pt văn hóa, giáo dục, tạo dkien thuận lợi cho con người góp sức sáng tạo nghệ thuật và hưởng thụ các giá trị văn hóa

- Con người sống trong xh dù thuộc giai cấp nào thì cũng mang đặc điểm loài tính toàn nhân

loại, vì vậy ko tuyệt đối hóa mặt giai cấp trong con người để ko tạo nên sự phân biệt xh

- Mọi chủ trương, chính sách kt –xh, pháp luật và mục đích nghiên cứu KH phải lấy con người với những nhu cầu đ/s hiện thực của nó làm xuất phát điểm và mục đích cuối cùng. Marx đã căn dặn: “về sau, KHTN, bao hàm trong nó KH về con người, cũng như KH về con người bao hàm trong nó KHTN: đó sẽ là 1 khoa học”

- Vấn đề con người VN và chiến lược pt con người của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

+ Đkien l/s hình thành con người VN: Trong quá khứ, VN là 1 nước NN lạc hậu, KT pt thấp, điều này ảnh hưởng lớn đến tunhs cách, lối sống, nếp nghĩ và tâm lý con người. Do chiến tranh triền miên, VN chưa có dkien pt giáo dục

+ Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN: 1) Người VN có truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, có tinh thần hiếu học, cần cù, thông minh, sáng tạo,…. Bên cạnh đó, con người VN có những điểm yếu sau: Mang nặng ý thức gia trưởng, tư tưởng tiểu nông dẫn đến trì trệ, làm ăn nhỏ. Hạn chế về thể lực, về học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, văn hóa giao tiếp. Người VN thường có tâm lý an phận thủ thường, nhận thức nặng nề về cảm tính, thiên về cảm tính, nên ứng xử theo kiểu “phép vua thua lệ làng”, dẫn đến coi thường pháp luật

+ Những giải pháp phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp

hóa:

• Các giải pháp trên lĩnh vực KT:

1) Nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sx.Cải thiện đ/s và điều kiện làm việc. Tạo nhiều công ăn, việc làm để tránh tình trạng lãng phí sức lao động cũng như tệ nạn xh.

2) Sắp xếp, phân công LĐ hợp lý, nhất là LĐ trí tuệ để giảm thiểu tình trạng chảy máu chất xám, lãng phí đào tạo.

3) Nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp trong sx, kinh doanh, dịch vụ, dbiet là các nghề liên quan trực tiếp đến sinh mệnh con người như sx – chế biến tp, y tế, giáo dục.

• Các giải pháp trên lĩnh vực chính trị - xh: Dân chủ hóa sâu sắc và toàn diện đ/s xh, tạo dkien cho người dân có cơ hội chủ động, tự nguyện tham gia tích cực vào mọi cv nhà nước, ptrao xh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao vịt thế của bộ máy và công chức nhà nước

• Các giải pháp trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: Nhà nước fai tạo môi trường thuận lợi cho việc cống hieend và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Giải phóng con người khỏi moi tập tục lạc hậu nhằm tiết kiệm tgian, tiền của

• Các giải pháp trên lĩnh vực giáo dục – đào tạo: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình , pp giáo dục – đào tạo. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục – đào tạo , tiến tới xây dựng con người hội đủ các chỉ số: IQ (Intelligence Quotient), EQ (Emotional quotient), PQ (Passion quotient), thực hiện phương châm của Marx: “con người, cuối cùng làm chủ tồn tại XH của chính mình thì cũng do đó mà làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân mình, trở thành người tự do.

Một phần của tài liệu Đề cương Triết học (Ôn thi Mac) (Trang 31 - 36)