a. Kiểu dệt đủ vòng sợi
Thuộc nhóm kiểu dệt này trước hết là kiểu dệt trơn một mặt phải. Vải được tạo thành từ một loại phần tử cấu trúc duy nhất, đó là vòng dệt. Vải có nhiều tính chất quý như: các tính chất cơ học tốt, khối lượng g/m2 nhỏ, quá trình dệt đơn giản. Tính quăn mép là nhược điểm lớn của vải. Hằng số tương quan mật độ C có giá trị khoảng 0,8, độ co ngang xuống máy khoảng 3%, đồ bền dọc lớn hơn độ bền ngang (do khi kéo vải theo hướng cột vòng tải trọng được phân ra cho hai sợi còn khi kéo vải theo hướng hàng vòng thì chỉ có một sợi chịu tải) và ngược lại, độ giãn ngang của vải lớn hơn độ giãn dọc.
b. Kiểu dệt cài sợi phụ
Các sợi phụ được đưa bổ sung vào cấu trúc cơ bản (cấu trúc nền) tuy không có tác dụng tạo vải, nhưng có thể cải thiện hoặc làm thay đổi đáng kể các tính chất của vải. Các sợi phụ có thể được liên kết với cấu trúc nền bằng các vòng kép, các vòng chập, các vòng không dệt đảo vị hoặc bằng các phương pháp khác.
Kiểu dệt vòng kép có các vòng sợi được tạo thành từ hai sợi. Một trong hai vòng sợi của vòng kép xuất hiện ở mặt phải của vải được gọi là vòng mặt còn vòng sợi thứ hai nằm ở phía sau vòng mặt được gọi là vòng nền. Kiểu dệt trơn vòng kép có thể tạo ra các loại vải trong đó hai mặt vải có các tính chất khác hẳn thậm chí đối ngược nhau. Cụ thể có thể tạo ra các loại vải trong đó hai mặt vải có màu khác nhau hoặc một mặt vải thì bóng, mịn còn mặt vải kia thì thô, bền …
Kiểu dệt vòng kép đảo màu có thể tạo ra các loại vải dệt hoa hai màu mà không làm giảm công suất máy. Ở kiểu dệt thêu bằng vòng kép, sợi mặt (sợi thêu) được tiếp cho các kim theo quy luật tương tự như tiếp sợi trên các máy dệt kim đan dọc. Ở kiểu dệt vòng kép trên hình , cấu trúc nền được tạo ra bằng kiểu dệt trơn còn sợi phụ được cài vào cấu trúc nền bằng các vòng kép cách kim. Nếu sợi phụ được chọn khác với sợi nền có thể tạo ra các loại vải hoa hiệu ứng màu (hai màu) hoặc vật liệu.
24
Trường hợp sợi phụ được chọn thô hơn hẳn so với sợi nền thì hiệu ứng lỗ thủng còn có thể được tạo ra trên mặt vải. Ở các vị trí có đoạn sợi phụ thô nằm ngang, vòng sợi nền (mảnh hơn) được kéo dài ra và các vòng kép bị thu nhỏ lại (sợi thô hơn có lực cản biến dạng lớn hơn), do vậy làm xuất hiện lỗ thủng trên mặt vải.
Hình 1.26: Kiểu dệt vòng kép [1]
Bằng kiểu dệt vòng kép còn có thể tạo ra các loại vải nhung vòng. Cấu trúc của loại vải này về cơ bản giống với cấu trúc của loại vải dệt trơn vòng kép. Sự khác biệt duy nhất là các vòng sợi nền ở đây được tạo ra có chiều dài lớn hơn mức bình thường. Chúng chính là các vòng nhung nổi lên ở mặt trái của vải. Ngoài ra, còn xuất hiện cả các loại vải nhung nổi vòng trên cả hai mặt vải. Các loại vải này được dệt trên các máy dệt chuyên dùng. Vòng kép ở đây được tạo thành từ ba sợi, trong đó một sợi dùng để dệt cấu trúc nền, sợi thứ hai dùng để tạo các vòng nhung nổi lên ở mặt trái của vải và sợi thứ ba được sử dụng với sự trợ giúp của hệ thống platin tạo vòng đặc biệt để tạo ra các vòng nhung nổi lên ở mặt phải của vải. Kể cả kiểu dệt vải nhung vòng kép ba sợi cũng có thể được biến đổi thành các kiểu dệt hoa bằng cách dệt xen kẽ các mảnh vải nổi vòng với các mảng vải dệt trơn vòng kép hoặc dệt vòng kép đảo màu (đảo các sợi phụ cho nhau).
Ở kiểu dệt cài sợi ngang hình 1.27, sợi ngang được cài vào xen giữa các trụ vòng. Loại vải dệt cài sợi ngang vừa có đặc trưng của vải dệt kim vừa có đặc trưng của vải dệt thoi. Nhược điểm của kiểu dệt này là quá trình dệt phức tạp.
25
Hình 1.27 Kiểu dệt cài sợi ngang [1]
Ở kiểu dệt cài sợi dọc, sợi dọc được cài vào cấu trúc nền bằng cách đặt nó nằm luân phiên trên và dưới các cung platin. Dệt loại vải này cũng không đơn giản, đòi hỏi phải có máy dệt chuyên dùng.