Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động, có thể gây tàn phế và làm hao tốn tiền bạc. Bệnh có những triệu chứng như đau, nặng chân, loét chân, nổi gân xanh. Bệnh diễn tiến theo thời gian, tuổi tác và gặp nhiều khó khăn trong điều trị [33].
19
Bệnh sẽ không được chữa khỏi hoàn toàn dù bằng phương pháp phẫu thuật, cắt đốt bằng laser, chích xơ… Tỷ lệ tái phát sau điều trị rất cao, nên bệnh nhân cần hiểu rõ về bệnh, các phương pháp điều trị để cân nhắc lựa chọn cùng với thầy thuốc cách điều trị phù hợp [33].
Phƣơng pháp điều trị dùng tất áp lực
Hình 1.20: Áp lực của tất lên chân bệnh nhân giãn tĩnh mạch [34]
Đây là biện pháp điều trị cơ bản cho bệnh giãn tĩnh mạch, được áp dụng phổ biến cho nhiều bệnh nhân ở cả giai đoạn phòng ngừa cũng như giai đoạn bệnh nhẹ và nặng, hỗ trợ trước và sau phẫu thuật. Đây là biện pháp an toàn, dễ sử dụng, hiệu quả tốt, lâu dài, tính thẩm mỹ cao.
Khi dùng tất, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề như đo đúng kích thước để chọn kích cỡ đúng; nên cởi ra mỗi 2 giờ sau đó mang lại. Tùy khí hậu và điều kiện làm việc hay sinh hoạt mà bệnh nhân chọn loại tất cho phù hợp (loại gối, đùi, giữa đùi). Cứ 6 tháng, bệnh nhân nên thay một đôi, không mang tất khi ngủ [33].
Có nhiều loại tất áp lực khác nhau dùng để điều trị ở các mức độ khác nhau từ nhóm 1 (bệnh nhẹ) đến nhóm 4 (bệnh rất nặng) [33].
Chất liệu của tất áp lực thường là [36]:
- Loại 100% cotton: có độ bền cao, mềm mại, thoáng mát, tính thẩm mỹ cao. - Loại cao su tự nhiên: có độ bền siêu cao dành cho những người luôn phải mang tất, thoáng mát, đàn hồi cao.
- Các loại tất chân: Dài đến bắp chân, dài đến bẹn, dài đến thắt lưng (dạng quần). - Tất tay:tất bàn tay, tất dài đến nách
20