Tác dụng của trang phục áp lực trong vận động và thi đấu thể thao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định áp lực của quần áo lên cơ thể người bằng phương pháp tính toán và thực nghiệm (Trang 27 - 30)

Một nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu bởi W.J.Kraemer [15] đã tiến hành thí nghiệm sử dụng băng vải áp lực quấn quanh khuỷu tay để tạo áp lực. Việc sử dụng băng vải quấn quanh các khớp tay hoặc khớp chân không xa lạ với những vận động viên môn bóng rổ và bóng chuyền. Những người hâm mộ môn bóng rổ có thể nhận thấy vận động viên Allen Iverson thường quấn băng vải quanh khớp gối và khuỷu tay. Trong nghiên cứu của mình, W.J. Kraemer [15] đã nghiên cứu trên một nhóm những phụ nữ, họ đeo băng vải tạo áp lực lên tay trong 5 ngày sau khi trải qua bài vận động gập khuỷu tay liên tục. Mục đích của nghiên cứu là để kiểm chứng khả năng làm giảm căng cơ. Hiện tượng căng cơ xảy ra trong rất nhiều môn thể thao cường độ cao như những môn điền kinh. Những vận động viên điền kinh sẽ nhận thấy hiện tượng đau cơ thường xảy ra sau ngày diễn ra một cuộc thi chạy. Kết quả của nghiên cứu chứng minh được hiện tượng cơ bị sưng hay bị đau hoặc bất kỳ ảnh hưởng nào đến vùng khuỷu tay do vận động đều giảm nếu sử dụng băng tay áp lực.

M.J. Berry [6] và các cộng sự sử dụng quần áo đàn hồi bó sát tạo áp lực lên cơ thể và đo lượng axit lactic trong máu khi và sau khi vận động. Một nhóm đối tượng

16

sẽ mặc quần áo áp lực trong suốt buổi kiểm tra và trong cả quá trình nghỉ phục hồi. Một nhóm khác chỉ mặc quần áo áp lực trong quá trình tập và nhóm thứ ba không mặc quần áo áp lực. Kết quả là không có sự khác biệt đáng kể nào giữa các nhóm trong việc phục hồi thể lực và cơ bắp. Những nhà nghiên cứu trong nhóm thì cho rằng axit lactic trong máu là chất hóa học làm giảm quá trình đau cơ, nhưng giả thuyết này vẫn gây hoài nghi và chưa có nghiên cứu đề cập đến mức độ làm giảm quá trình đau cơ.

Hình 1.17: Hình ảnh trang phục áp lực trong thể thao [19], [39]

Năm 1996, K.D. Brandon [40] tiến hành nghiên cứu trên các vận động viên bóng chuyền, với bài kiểm tra là 10 lần nhẩy cao với sức bật tối đa, mỗi lần nhảy cách nhau 3s, và chưa thành công trong việc chứng minh quần bó sát có thể giúp tăng được chiều cao nhảy, nhưng những vận động viên này đã duy trì được thể lực tốt hơn trong suốt những lần nhẩy, họ ít bị mệt hơn. Nghiên cứu này phát hiện ra một cơ chế giúp tăng khả năng hoạt động của cơ bắp, và nó dựa theo nguyên lý khi sử dụng quần bó sát tạo áp lực lên đùi và vùng bắp chân sẽ giúp kích thích và làm tăng khả năng thăng bằng, điều hòa của cơ thể ở trên không, điều này giúp cải thiện kỹ thuật nhảy và tiếp đất của vận động viên. Quần bó sát giúp vận động viên đạt

17

cảm giác thăng bằng trên không, cảm giác về phương hướng, mức độ cũng như tốc độ vận động của các chi thông qua việc kích thích các tín hiệu thu được từ những tế bào cảm giác gắn ở các khớp xương, gân và cơ bắp. Quần áo bó sát tạo áp lực, băng quấn tay và tấm bảo vệ miệng được cho là làm tăng khả năng vận động của các vận động viên. Nhiều vận động viên còn cho rằng việc sử dụng đồng thời các sản phẩm trên giúp họ vận động ở một trạng thái cân bằng và các bộ phận trên cơ thể phối hợp nhịp nhàng hơn.

Nghiên cứu do K.D. Brandon [40] thực hiện vào năm 2003 đã theo dõi và ghi lại những cú nhẩy cho ra những kết quả tương tự. Một điều thú vị của nghiên cứu này là việc sử dụng băng ghi hình quay chậm để đo tần suất rung động của cơ đùi khi tiếp đất đối với các vận động viên khi thực hiện những cú nhảy cao. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra việc giảm đáng kể rung động cơ đùi khi tiếp đất từ những cú nhảy cao đối với các vận động viên khi mặc quần ngắn áp lực so với những loại trang phục bình thường khác.

Theo tài liệu [41], [42], trong các môn điền kinh và các môn mang tính biểu diễn, quần áo áp lực đem đến khả năng bảo vệ khỏi chấn thương và các vết xước như khi vận động viên nhảy, tập gym, bơi lội, đạp xe, trượt tuyết, lướt sóng và hỗ trợ các cơ bắp trong việc giảm rung động cơ, giảm sức cản của gió và ma sát, quần áo áp lực cũng hỗ trợ chống các vết cắt, đâm, mài mòn và cực kỳ hiệu quả trong việc phòng chống tia UV của mặt trời.

18

Trang phục tạo áp lực khi mặc thi đấu làm tăng lượng ô xy vận chuyển trong cơ thể kích thích cơ bắp trong quá trình vận động, giảm sự hình thành acid lactic gây mỏi cơ. Tăng sự dễ chịu và tránh chấn thương [41].

Trang phục áp lực đòi hỏi phải cung cấp một áp lực ở dạng đường dốc có giá trị thích hợp để tăng sức mạnh cơ bắp, tốc độ và sức chịu đựng. Giúp các vận động viên có thể lực tốt hơn, vận động cường độ cao lâu hơn và phục hồi nhanh hơn [42].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định áp lực của quần áo lên cơ thể người bằng phương pháp tính toán và thực nghiệm (Trang 27 - 30)