ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh những biện pháp khắc phục sai lầm thường mắc khi học nhận diện từ láy (Trang 32 - 34)

III. Các hoạt động dạy học:

6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Một trong điều kiện để sáng kiến tôi đã trình bày được nhân rộng thì trước tiên người giáo viên phải dạy cho học sinh nắm vững đặc điểm của loại từ Tiếng Việt, mối quan hệ giữa cấu tạo từ và nghĩa của chúng để từ đó học sinh biết vận dụng tốt vốn từ Tiếng Việt vào nói và viết.

- Luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh luyện viết đoạn văn bằng cách vận dụng vốn từ ngữ được học để nâng cao chất lượng viết văn cho các em.

- Học sinh nắm được loại từ thì mới xác định đúng từ ngữ và các bộ phận chính và phụ của câu một cách chính xác. Vì thế không nên xem nhẹ phần kiến thức về loại từ.

- Tuyệt đối không lẫn lộn giữa từ loại và loại từ

Mỗi giáo viên cần phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn … để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.

Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. Dạy học hướng tập trung vào học sinh, phải coi học sinh là chủ thể của hoạt động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh được các tri thức và rút ra được các kết luận phù hợp với bài học.

PHẦN 3:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Muốn cho học sinh nắm được kiến thức chuẩn cần đạt khi học tập phân môn Luyện từ và câu, đặt được câu hay, viết được đoạn văn mạch lạc, đòi hỏi người thầy phải đầu tư suy nghĩ để tìm ra nhiều biện pháp thích hợp, phù hợp đối tượng học sinh. Để rèn cho học sinh các kĩ năng cơ bản nghe, đọc, nói, viết giáo viên phải dạy tốt mọi phân môn, bởi vì các phân môn trong Tiếng Việt có quan hệ móc xích với nhau. Mỗi phân môn cùng phối hợp và bổ sung cho phân môn khác để cung thực hiện mục tiêu của cả cấp học. Vì thế, giáo viên phải đi từ việc dạy tốt phần loại từ, từ loại, câu rồi nắm bắt cấu trúc của câu để đặt câu, viết đoạn. Đó là một quá trình giảng dạy dài, cần đầu tư công phu và kĩ lưỡng. Muốn giúp học sinh học tốt phần từ láy, giúp cho tiết Tiếng Việt đạt kết quả tốt, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự kiên trì, phải thật sự có tâm huyết với nghề và là điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:

Bước 1. Tìm ra, thống kê những sai lầm của học sinh khi học phần từ láy Bước 2. Tìm biện pháp khắc phục, tức là biết áp dụng các phương pháp dạy khoa học phù hợp với các sai lầm của học sinh khi học phần từ láy.

Đối với học sinh yếu kém, cần củng cố sâu hơn về khái niệm của từ láy, nghĩa của từ láy. Tăng cường luyện tập với các dạng bài tập khác nhau tạo thành kỹ năng học từ láy Tiếng Việt.

Ban đầu đối với giáo viên và học sinh rất khó khăn do còn mới lạ, nhưng từ cái mới lạ có cơ sở khoa học sẽ tạo cho học sinh có thói quen tốt và trở thành kỹ năng học Tiếng Việt.

Bước 3. Tiếp tục rút kinh nghiệm cho năm học tới.

Có được những kết quả trên là quá trình đúc rút những kinh nghiệm của bản thân, xuất phát từ lòng yêu nghề, say mê với công việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học hỏi, vận dụng vào quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh những biện pháp khắc phục sai lầm thường mắc khi học nhận diện từ láy (Trang 32 - 34)