Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh những biện pháp khắc phục sai lầm thường mắc khi học nhận diện từ láy (Trang 28 - 30)

III. Các hoạt động dạy học:

A/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích

yêu cầu tiết học.

B/ Bài mới:

Hoạt động 1: Nhận dạng từ láy và từ ghép:

GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung sau:

Xếp những từ được in nghiêng trong đoạn văn sau đây vào 2 nhóm: từ láy và từ ghép: Biển luôn thay đổi theo màu sắc của mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời âm u , mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm

giông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,

lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận thông qua trò chơi: Ai nhanh hơn.

- GV treo 2 bảng phụ kẻ sẵn 2 nhóm từ . HS nối tiếp nhau ghi từ vào các cột cho đúng. Đội nào nhanh hơn và đúng sẽ là đội thắng cuộc.

GV nhận xét, chấm chữa và công bố đội thắng.

- HS nghe.

- HS đọc đề và tìm hiểu đề bài.

- HS thảo luận nhóm đôi. - HS tham gia trò chơi

Từ láy từ ghép âm u xám xịt nặng nề ầm ầm hả hê lạnh lùng thay đổi màu sắc đục ngầu xanh thắm mây mưa đăm chiêu

GV chốt : Từ phức được chia thành 2 loại: từ láy và từ ghép. Từ láy là những từ có bộ phận của tiếng được láy lại giống nhau . Từ ghép là từ có nhiều tiếng được ghép lại với nhau để tạo nên một nghĩa chung. Từ “âm u” là từ láy đặc biệt. Đây là từ láy khuyết phụ âm đầu (chỉ có vần) .

GV yêu cầu HS tìm thêm các từ láy đặc biệt.

Hoạt động 2: Ôn về các kiểu từ láy:

GV hỏi: Có mấy kiểu từ láy? GV tổ chức trò chơi : Cắm hoa

GV xếp lên bàn một giỏ hoa lớn trong đó có nhiều bông hoa ghi sẵn từ và 4 lọ hoa đính sẵn các kiểu từ láy trên thành lọ . Cho HS thi cắm hoa vào lọ sao cho mỗi lọ chứa đúng kiểu từ láy được ghi trên thành lọ hoa. Cho HS tham gia trò chơi trong 2 phút. GV chấm chọn đôị thắng cuộc và đặt những câu hỏi để học sinh ghi nhớ sự khác biệt của các kiểu từ láy.

Hoạt động 3: Ôn về các dạng từ láy

GV : Ngoài số từ láy có 2 tiếng, Tiếng Việt còn có một số lượng từ láy có 3, 4 tiếng rất phong phú.

GV yêu cầu học sinh nêu những từ láy có 3 ,4 tiếng mà học sinh đã biết.

GV ghi bảng và dưạ vào các từ này để chốt ý: Từ láy có 3 tiếng thường được cấu tạo như

- HS: ồn ào, inh ỏi, ú ớ, êm ái, ủn ỉn, ì ạch...

- Có 4 kiểu từ láy: láy âm , láy vần , láy âm và vần , láy tiếng. HS tham gia trò chơi

Lọ thứ 1: Láy âm: hồng hào, vắng vẻ, chậm chạp, cần cù. Lọ thứ 2: Láy vần : lon ton, lao xao, linh tinh, lộn xộn.

Lọ thứ 3: Láy âm và vần: cuồn cuộn, trăng trắng, im ỉm, tim tím

Lọ thứ 4: Láy tiếng: xanh xanh, cào cào, chuồn chuồn, vui vui.

- HS nêu.

- - HS tìm thêm các ví dụ về từ láy 3, 4 tiếng có cấu tạo như GV vừa nêu.

sau: A ( Tiếng gốc) A’ A’’)

Ví dụ: Xốp xồm xộp, tí tì ti, chút chùn chun... Từ láy có 4 tiếng được cấu tạo như sau:

Dạng 1: AB’AB: Khập khà khập khiễng, lon ta lon ton, lủng cà lủng củng...

Dạng 2: A A BB: Cười cười nói nói, buồn buồn vui vui, chi chi chành chành, ....

Hoạt động 4: Viết đoạn văn khoảng 4,5 câu

có sử dụng từ láy để tả cảnh giờ ra chơi ở trường em.

GV cho HS làm bài và tổ chức cho học sinh trình bày bài làm, sửa chữa theo quy trình. C/ Củng cố:

Trò chơi: Tìm từ láy có tiếng gốc cho trước. GV phát phiếu học tập nhóm cho HS. Yêu cầu các em tìm từ láy có tiếng gốc sau: Vui, nhanh, tròn, xa , trắng.

- Nhận xét và tuyên dương nhóm giỏi nhất. - Nhận xét và dặn dò cho tiết ôn tập sau: xem lại kiến thức về từ ghép.

- HS làm bài cá nhân.

HS tham gia trò chơi: Vui vui, vui vẻ vui vầy.

Nhanh nhanh, nhanh nhẹn, nhanh nhảu.

Xa xa, xa xăm , xa xôi. trắng trẻo, trăng trắng,

Tròn trịa, tròn trĩnh, tròn tròn.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh những biện pháp khắc phục sai lầm thường mắc khi học nhận diện từ láy (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w