Điều trị can thiệp ít xâm lấn

Một phần của tài liệu CHấn thương thận chẩn đoán và xử trí (Trang 28 - 31)

- Chụp động mạch thận và nút mạch chọn lọc

Đây là phương pháp vừa chẩn đoán, vừa điều trị. Elkin thông báo chụp mạch trong chẩn đoán chấn thương thận vào năm 1966, các dạng tổn thương thường gặp như bóc tách động mạch, huyết khối động mạch và các biến chứng muộn như giả phình động mạch, thông động tĩnh mạch, ngoài ra còn phát hiện các khối máu tụ dưới bao gây đè đẩy và thay đổi hướng đi của mạch máu, tình trạng nhu mô thận không ngấm thuốc. Chow và cộng sự (2009) thống kê hồi cứu số liệu chấn thương động mạch thận trong 10 năm tại một trung tâm chấn thương cấp I ở đô thị. Có 38 bệnh nhân chấn thương động

mạch thận (21 là độ IV và 17 là độ V) chiếm 0,16% các trường hợp tiếp nhận chấn thương, chủ yếu là nam thanh niên [81]. Siêu âm và cắt lớp vi tính được

thực hiện lần lượt ở 92,1% và 76,3%. Điều trị ban đầu bao gồm phẫu thuật mở qua ổ phúc mạc ở 42,9%, chụp mạch và nút mạch trong 34,3%, và theo dõi bảo tồn cho 22,9% bệnh nhân. 6 cắt thận và một nối mạch thận được tiến hành. Tỷ lệ chấn thương động mạch thận và sử dụng chụp mạch cao hơn ở các nghiên cứu trước. Việc tăng dùng cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương thận có thể đã làm tăng tỷ lệ phát hiện chấn thương động mạch thận. Việc chỉ định chụp mạch thận tăng lên cũng làm cho tỷ lệ điều trị bảo tồn bằng nút mạch tăng lên [81]. Thuyên tắc mạch có tỷ lệ thành công cao với chấn thương độ thấp, các biến chứng gây tắc mạch bao gồm nhồi máu thận,

cắt bỏ thận, cao huyết áp, áp xe, và tỷ lệ thất bại của thuyên tắc mạch cao đến 27,2% trong một số báo cáo [82].

Lee MA và cộng sự phân tích thống kê chấn thương thận trong 8 năm (2007 - 2015) tại một trung tâm chấn thương ở Hàn Quốc. Cắt lớp vi tính được dùng để chẩn đoán và phân tích những độ chấn thương nặng. Trong 8 năm có 62 bệnh nhân chấn thương thận độ III - V theo AAST. Có 5 bệnh nhân được chỉ định cắt thận và 57 bệnh nhân được điều trị không phẫu thuật. Không có khác biệt về kết quả giữa nhóm phẫu thuật và nhóm không phẫu thuật. Ở nhóm không phẫu thuật, 24 trường hợp được chụp và nút mạch với tỷ lệ thành công 91%. Tỷ lệ các biến chứng tiết niệu tăng theo độ chấn thương [83]. Mặc dù có tranh luận cho rằng một số chấn thương “nghiêm trọng” ở các BN không ổn định về huyết động sẽ tốt hơn nếu điều trị bằng phẫu thuật phẫu thuật mở khẩn cấp. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm các nghiên cứu ở Châu Âu đã chứng minh rằng chụp và nút mạch có thể điều trị ổn định tình trạng huyết động của bệnh nhân [84]. Điều trị bảo tồn bằng nút mạch đã làm giảm sự cần thiết thăm dò phẫu thuật và cắt thận [85]. Một số nghiên cứu ước tính từ 10% - 40% các chấn thương thận mức độ nặng được nút mạch ổn định [86], [87]. Chụp và nút mạch thận chọn lọc có thể là một qui trình được lựa chọn để giảm tỷ lệ cắt thận mặc dù có một tỷ lệ cao thuyên tắc mạch thận lặp lại và cũng cần chỉ định can thiệp phẫu thuật tiếp theo [88], [89].

Ngày nay, siêu âm với các phương pháp Doppler xung, màu, năng

lượng, đặc biệt với các máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu với các phần mềm chụp mạch máu đã thay thế cho chụp động mạch thận để chẩn đoán tổn thương mạch thận. Thực tế hiện nay chụp động mạch thận chỉ được tiến hành khi về lâm sàng vẫn nghi ngờ tổn thương mạch máu mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không tìm thấy tổn thương hoặc chụp mạch máu trong trường hợp cần can thiệp mạch thận (nong mạch, nút mạch thận chọn lọc...). Các dạng tổn thương mạch máu có thể gặp trên phim chụp mạch:

+ Thông động tĩnh mạch: Có hình ảnh giãn to động mạch trước luồng

thông và xuất hiện tĩnh mạch dẫn lưu lớn và sớm trong thì động mạch (Hình ảnh động mạch và tĩnh mạch thấy đồng thời trên một phim chụp).

Chỉ định: [79].

+ Bệnh nhân chấn thương thận có hình ảnh tổn thương động mạch thận

trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh (siêu âm Doppler hoặc cắt lớp vi tính). + Bệnh nhân có tình trạng huyết động ổn định.

* Chống chỉ định:

+ Bệnh nhân chấn thương thận đang trong tình trạng rối loạn huyết động nặng.

+ Bệnh nhân có suy hô hấp cấp.

+ Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc cản quang đường tĩnh mạch. + Bệnh nhân suy đa tạng.

+ Bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ năm 2007 Nguyễn Đình Tuấn đã

thực hiện chụp động mạch thận chọn lọc và gây tắc mạch thành công 19 trường hợp tổn thương mạch thận sau chấn thương thận bao gồm 6 vỡ mạch thận trong nhu mô, 7 giả phình động mạch thận và 6 rò động tĩnh mạch thận [90].

44

- Đặt stent trong lòng mạch

Chấn thương thận kín do cơ chế gián tiếp giảm tốc đột ngột làm vỡ nội mạc hình thành máu cục cản trở tuần hoàn động mạch thận. Cần phải phát hiện sớm và sửa chữa tổn thương này trước khi tình trạng thiếu máu là không hồi phục. Điều trị bằng phẫu thuật tạo hình mạch thận, đặt stent trong lòng mạch là hướng điều trị đang được nghiên cứu ứng dụng [12].

- Dẫn lưu khối tụ dịch qua da, đặt ống thông niệu quản ngược dòng + Khối tụ dịch hay gặp thường xuyên ở quanh thận hoặc nằm ở một bên. Chỉ định can thiệp trong trường hợp có biến chứng thoát nước tiểu dai dẳng, nhiễm khuẩn khối máu tụ nước tiểu và hình thành áp xe quanh thận [8], [12]. + Điều trị dẫn lưu khối dịch qua da bằng sonde mono J đặt vào trung

tục trong vòng 1 tuần và rút bỏ sau 1 - 2 tuần. Các phần thận vỡ sẽ áp sát vào nhau trên hình ảnh siêu âm kiểm tra. Chụp thận sau 1 tuần thấy thận vỡ liền nhanh chóng và thuốc xuống niệu quản tốt. Chụp đồng vị phóng xạ theo dõi sau 10 tuần thấy thận bảo toàn chức năng tốt ở cực trên và dưới.

+ Năm 1998, Haas [31] báo cáo tính an toàn và hiệu quả sử dụng ống thông niệu quản được đặt qua nội soi ngược dòng điều trị thoát nước tiểu dai dẳng sau chấn thương thận nặng mà không cần can thiệp phẫu thuật, không có biến chứng nhiễm khuẩn. Theo dõi xa bệnh nhân không gặp tăng huyết áp, suy thận.

Một phần của tài liệu CHấn thương thận chẩn đoán và xử trí (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w