- Mỏ hàn MIG/MAGảo phải có cấu tạo sao cho đảm bảo chức năng để người thực hành hàn thực hiện được mọi thao tác như khi hàn MIG/MAGthật. Có nghĩa là mỏ hàn MIG/MAG ảo phải đảm bảo sao cho khi người thực hành hàn trên thiết bị hàn MIG/MAGảo phải thực hiện đầy đủ 2 chuyển động và điều khiển được chuyển động tự động đẩy dây vào bể hàn như đã trình bày trong phần 2.3.1 ở trên. Đó là các chuyển động đẩy dây vào vũng hàn (V1), chuyển động dọc theo đường hàn (chuyển động V2) và dao động ngang (chuyển động V3).
- Để thực hiện các chuyển động V2, và V3 thì khi cầm mỏ hàn thật và mỏ hàn ảo thì người thực hành hàn chỉ cần dịch chuyển theo các chuyển động đó là
81
được. Nhưng đối với chuyển động V1 thì với hàn MIG/MAG thật thì khi bấm công tắc dây hàn sẽ được đẩy vào vùng hàn tiếp xúc với vật hàn lúc đó hồ quang sẽ tự hình thành giữa đầu dây (điện cực) và vật hàn với một tầm với nhất định, trong quá trình hồ quang cháy đầu điện cực bị cụt dần làm cho chiều dài hồ quang dài ra dẫn đến điện áp rơi trên hồ quang lớn làm cho tốc độ của động cơ đẩy tăng sẽ dây điện cực được đẩy vào bể hàn nhiều lên khi đó hồ quang hàn ngắn lại và điện áp rơi trên hồ quang nhỏ sẽ làm cho động cơ đẩy chậm lại dẫn đến chiều dài của hồ quang hàn lại lớn lên. Quá trình cứ thế diễn ra trong quá trình hàn làm cho hồ quang hàn luôn luôn cháy ổn định. Như vậy với mỏ hàn MIG/MAG ảo phải đảm bảo sao cho dây hàn đẩy vào trong vùng hàn với một khoảng cách nhất định( tầm với của điện cực theo quy phạm) và luôn ổn. Vì trong hàn MIG/MAG ảo, dây hàn không cháy nên để nó giữ một khoảng cách tầm với ổn định ta sẽ thiết kế để cho dây hàn đẩy vào một khoảng đúng bằng tầm với của điện cực thì dừng lại. Khi đó khoảng cách từ đầu dây hàn đến vật hàn buộc người thực hành hàn phải điều chỉnh . Như vậy ta chỉ cần thiết kế sao cho dây hàn ảo khi được đẩy vào đúng bằng tầm với của điện cực và giữ cho khoảng cách đó luôn ổn.