Cơ sở xác định các kích thước cần đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi kích thước phần thân trên cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học ở trạng thái động làm cơ sở xác định lượng gia giảm thiết kế tối thiểu của quần áo (Trang 36 - 37)

Việc lựa chọn, quyết định các thông số kích thước đo là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu cơ bản đặc điểm cơ thể người, sự phát triển cơ thể theo thời gian, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình nghiên cứu tiếp theo, quá trình thiết kế, tạo mẫu để mang lại sản phẩm không những đẹp về mặt thẩm mỹ, an toàn sức khỏe, tiện nghi về chức năng, mục đích sử dụng, đồng thời vẫn mang lại hiệu quả về kinh tế, thời gian đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp.

Do đó, mỗi kích thước đo phải đáp ứng một số điều kiện chính như sau :

- Đánh giá được sự phát triển cơ thể.

- Các kích thước xác định đo liên quan đến thiết kế quần áo.

- Kích thước, mốc đo dễ xác định, đảm bảo chính xác trong quá trình đo.

Có thể thấy, mỗi quốc gia đều có phương pháp đo, số lượng và kích thước đo riêng theo tiêu chuẩn phù hợp với đặc trưng riêng về con người, vùng miền của quốc gia đó nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí chung về yêu cầu, mục đích của các thông số kích thước cần thu thập như:

+ Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản: JIS L 4003: 1997 + Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5781 -1994: sử dụng 77 số đo + Tiêu chuẩn quốc tế ISO 8559- 1989: sử dụng 55 số đo + Tiêu chuẩn TGL 20866-1965 của Đức: sử dụng 43 số đo + Tiêu chuẩn Châu Âu EN 13402: chỉ sử dụng 13 số đo + Tiêu chuẩn của Anh: BS 7231

Như vậy, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là lựa chọn được các thông số kích thước phù hợp, mang lại những đặc trưng chung của đối tượng, cụ thể là các em học sinh tiểu học mà đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của đề tài. Bên cạnh các số đo cơ bản

để thiết kế ta cần đo một số thông số kích thước sử dụng khác có chức năng để kiểm tra độ chính xác của các số liệu chính cũng như đánh giá sản phẩm ở các khâu tiếp theo của quá trình thiết kế .

Qua nghiên cứu, dựa vào các tiêu chuẩn trên và mục tiêu của đề tài em đã lựa chọn các thông số kích thước để tiến hành đo và nghiên cứu cụ thể như sau :

Các giá trị kích thước được đo ở hai trạng thái:

+ Nhóm I: Nhóm kích thước ở trạng thái tĩnh, làm cơ sở so sánh với các giá trị kích thước động. Bao gồm giá trị kích thước ở các nhóm số đo vòng, số đo chiều cao, số đo chiều dài, số đo chiều dày và rộng.

+ Nhóm II: Nhóm kích thước ở trạng thái động, từ số liệu thu thập được rút ra qui luật biến thiên các giá trị so với trạng thái tĩnh, đặt nền tảng nghiên cứu tính toán cho các quá trình thiết kế sản phẩm tiếp theo. Các giá trị kích thước cũng được lấy các nhóm số đo chiều cao, số đo vòng, số đo chiều dài, số đo chiều dày nhưng được chia tương ứng theo các trạng thái chuyển động của khớp. (đo ở tư thế tĩnh của trạng thái động).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi kích thước phần thân trên cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học ở trạng thái động làm cơ sở xác định lượng gia giảm thiết kế tối thiểu của quần áo (Trang 36 - 37)