Giới hạn chuyển động của cơ thể người (ROM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi kích thước phần thân trên cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học ở trạng thái động làm cơ sở xác định lượng gia giảm thiết kế tối thiểu của quần áo (Trang 25 - 27)

Giới hạn hay phạm vi chuyển động của cơ thể người ( Range of Motion- ROM) là một thuật ngữ thường được sử dụng để đề cập đến sự chuyển động của cơ thể người nhờ có các chuyển động khớp. Các chuyển động của cơ thể người được mô tả thông qua mặt phẳng giải phẫu học. Mỗi khớp khi chuyển động đều có tầm vận động riêng phụ thuộc vào cấu tạo và chức năng của từng khớp. [43]

Mặt phẳng giải phẫu học:

Hình 1.1.2.3.6. Mặt phằng giải phẫu học (Mặt phẳng quy ước trong chuyển động ) [40] Các chuyển động của con người được quy ước mô tả trong ba mặt phẳng giải phẫu học vuông góc với nhau [38] [39] [40] bao gồm:

Mặt phẳng đứng dọc (sagittal plane) chia cơ thể ra làm hai nửa: phải và trái. Tương ứng với mặt phẳng này là trục ngang (transversal axis) mà cử động gấp (flexion) và duỗi (extension) quay quanh trục này.

Mặt phẳng trán (frontal plane) hay mặt phẳng đứng ngang (vertical plane) và còn được gọi là mặt phẳng vành (coronal plane) chia cơ thể ra làm hai nửa: trước (anterior) hay bụng (ventral portion) và sau (posterior) hay lưng (dorsal portion). Tương ứng với mặt phẳng này là trục trước sau (antero-posterior axis) và cử động dang (abduction) và khép (adduction) quay quanh trục này.

Mặt phẳng nằm ngang (transversal hay horizontal plane) chia cơ thể ra làm hai phần là trên (superior) hay đầu (cephalic portion), và dưới (inferior) hay đuôi (caudal portion). Cử động xoay trong (medial rotation) và xoay ngoài (lateral rotation) thực hiện quanh trục đứng dọc (longitudinal axis) là trục tương ứng với mặt phẳng này. Các động tác dang ngang và khép ngang là cử động dang và khép của chi trên mà vị trí khởi đầu đã ở trong mặt phẳng nằm ngang rồi.

Tầm vận động khớp:

Đinh nghĩa: Tầm vận động khớp là góc mà khớp vận động được theo các hướng khác nhau. [4]

Một số thuật ngữ sử dụng để mô tả chuyển động của khớp[37]:

Gấp - duỗi (Flexion - Extension.): Ðộng tác xảy ra ở mặt phẳng đứng dọc. Gấp

là động tác hướng về mặt bụng. Duỗi là động tác hướng về mặt lưng. Ví dụ: Gấp và duỗi cẳng tay.

Dạng – khép (Abduction - Adduction):Ðộng tác xảy ra ở mặt phẳng đứng ngang.

Khép là động tác hướng vào đường giữa. Dạng là động tác đưa ra xa đường giữa.

Xoay vào trong - xoay ra ngoài (Medial rotation - Lateral rotation): Ðộng tác

xảy ra với trục đứng. Xoay vào trong là động tác hướng mặt bụng vào giữa. Xoay ra ngoài động tác chuyển mặt bụng ra xa.

Sấp - ngửa (Pronation - Supination): Ðộng tác của cẳng tay và bàn tay. Sấp là

động tác quay vào trong của cẳng tay để lòng bàn tay có thể hướng ra sau. Ngửa là động tác quay ra ngoài, giữ lòng bày tay hướng ra trước.

Phương pháp đo: Bằng phương pháp Zero: Tư thế người đứng thẳng, hai lòng bàn tay quay ra trước, khi đó tất cả các khớp ở vị trí nghỉ được quy ước là 0o, góc đo bắt đầu từ vị trí 0o đến vị trí mà khớp vận động đến.

Dụng cụ đo: Là một giác kế Goniometer, được dùng để đo góc tầm vận động khớp từ vị trí khời đầu của khớp. [42]

Nguyên tắc đo:

 Mọi cử động đều xuất phát từ vị trí 0o

 Sai số cho phép từ 0o đến5o

Tầm vận động một số khớp đối với người bình thường :

Khớp khuỷu tay: Gấp 150o

Khớp vai: dạng 180o; khép 30o; gấp, đưa cánh tay lên trước rồi giơ lên cao 150o đến 180o; duỗi, đưa cánh tay ra sau 40o; dạng cánh tay 90o  Khớp cột sống( thân mình): Cúi xuống 90o (thẳng gối); nghiêng bên 45o

Hình 1.1.2.3.7. Một số khớp vận động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi kích thước phần thân trên cơ thể trẻ em nam lứa tuổi tiểu học ở trạng thái động làm cơ sở xác định lượng gia giảm thiết kế tối thiểu của quần áo (Trang 25 - 27)