Rỗng của tấm vật liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất cơ lý của một số vật liệu cách nhiệt từ xơ khoáng rockwool (Trang 80 - 82)

L ời cam đoan

3.3.4. rỗng của tấm vật liệu

Độ rỗng của tấm vật liệu cho biết khoảng không gian chứa không khí có trong vật liệu. Nó là thông số phản ảnh độ xốp của vật liệu. Do không khí và chất rắn có hệ số dẫn nhiệt khác nhau, nên khi độ rỗng thay đổi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hệ số dẫn nhiệt.

Dựa vào khối lượng riêng và khối lượng thể tích đã biết của vật liệu có thể tính được độ rỗng của nó bằng công thức:

1 o .100% a r γ γ   = −    Trong đó: o

γ : khối lượng thể tích của tấm vật liệu mẫu, đại lượng này có được thông qua kết quả thí nghiệm mục 3.3.3

Nguyễn Ngọc Xuân Hoa 71 Khóa 2012B

a

γ : khối lượng riêng của tấm vật liệu mẫu, đại lượng này có được thông qua kết quả thí nghiệm mục 3.3.2

Độ rỗng của vật liệu được tính toán được giới thiệu trên bảng 3.4:

Bảng 3.4: Kết quả tính toán độ rỗng của vật liệu:

TT

mẫu

Khối lượng riêng

(g/cm3) Khối lượng thể tích (kg/m3) Độ rỗng (%) 1 2,81 40 98,58 2 2,81 80 97,15 3 2,81 120 95,73 4 2,81 160 94,31

Nguyễn Ngọc Xuân Hoa 72 Khóa 2012B

Nhận xét:

Từ kết quả tính toán độ rỗng ở bảng 3.4 ta thấy rằng, vật liệu từ xơ khoáng có độ rỗng rất cao. Trong khoảng khối lượng thể tích 40÷ 160 kg/m3, độ rỗng lớn hơn 94%. Đặc biệt mẫu khối lượng thể tích 40 kg/m3có độ rỗng đến 98,58%.

Từ biểu đồ hình 3.6 ta thấy rằng, khi khối lượng thể tích tăng thì độ rỗng của vật liệu lại giảm. Điều đó nghĩa là chúng có quan hệ nghịch biến. Điều này hoàn toàn có thể giải thích như sau: Với cùng một thể tích vật liệu như nhau, khi khối lượng thể tích tăng lên có nghĩa là lượng xơ (phần đặc) trong vật liệu tăng lên sẽ làm cho độ rỗng (phần rỗng) của vật liệu giảm xuống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất cơ lý của một số vật liệu cách nhiệt từ xơ khoáng rockwool (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)