Đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dược phẩm kim bảng 37 (Trang 58 - 60)

Ngày nay, không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không tìm mọi cách gắn kinh doanh của mình với thị trường vì chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có hy vọng tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ chế sống của đời sống kinh tế, có thể đó còn có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên liên tục, với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh và ngược lại.

Trong một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì chức năng, quản lý sản xuất, chức năng quản lý tài chính, chức năng quản lý nhân lực… chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và càng không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời nó ra khỏi một chức năng khác, chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc lính vực khác đó là lĩnh vực marketing.

Marketing đã kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Có nghĩa là nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

Nhiệm vụ cơ bản của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp cũng giống như hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm. Marketing của doanh nghiệp luôn chỉ rõ cho doanh nghiệp biết những nội dung sau: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ sống và mua hàng ở đâu? họ già hay trẻ? Nam hay nữ? họ mua bao nhiêu và vì sao họ mua? Họ cần loại hàng hóa nào?.

Đối với khách hàng truyền thống, Công ty cần làm tốt công tác tiếp thị, nắm bắt tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của từng khách hàng để có chính sách bán hàng hợp lý.

Đối với bán lẻ: Công ty nên đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, sửa chữa và mở rộng các cửa hàng đảm bảo việc bán hàng được thuận lợi, thực hiện chính sách bán lẻ ưu đãi đối với khách hàng mua với số lượng lớn nhưng không phải mua buôn.

Hàng hóa bán ra tại các cửa hàng phải đảm bảo chất lượng và số lượng, không để hàng hóa kém chất lượng đến tay người tiêu dùng, không để người mua phân vân về thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng.

Để thực hiện những công việc về marketing, Công ty cần xây dựng một cơ cấu thị trường marketing đủ mạnh để có thể thực hiện các công việc

hàng, bán hàng, quảng cáo, quản trị sản xuất hàng thông thường và hàng đặc biệt theo quan điểm marketing.

Công ty cũng cần kiểm tra marketing một cách thường xuyên để đánh giá xem mức độ hoạt động của công tác marketing từ đó sẽ có những điều chỉn hợp lý. Kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác marketing như: phân tích khả năng tiêu thụ chung và trên từng địa bàn cả về doanh số và khối lượng tìm ra nguyên nhân vượt hoặc không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Phân tích thị phần để từ đó biết được vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào.

Phân tích mối uqna hệ giữa chi phí cho marketing và tiêu thụ để đánh giá hiệu quả của công tác marketing.

Theo dõi thái độ của khách hàng, việc theo dõi sẽ giúp ban lãnh đạo công ty có những điều chỉnh kịp thời trước khi thái độ của khách hàng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ.

Công ty cũng cần kiểm tra về khả năng sinh lời của từng mặt hàng khác nhau, khả năng sinh lời trên từng địa bàn khác nhau. Khả năng sinh lời của từng phần thị trường… để từ đó đưa ra các quyết định khác nhau cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần dược phẩm kim bảng 37 (Trang 58 - 60)