Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thị trường riêng của nó. Đất nước ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về sản phẩm được tăng lên, từ đó thị trường dược được mỏ rộng nhưng đồng thời cũng ngày càng có nhiều công ty dược lớn nhỏ ra đời, vì vậy thị phần của mỗi doanh nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp lại. Do đó điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tìm cho mình những giải pháp hữu hiệu để có thể ngày càng mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tìm kiệm và mở rộng thị trường là công đoạn vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay cũng như trong thời gian tới. Công ty chỉ có thể chiếm lĩnh được thị trường khi khẳng định được uy tín của mình trên thị trường thể hiện chất lượng, giá cả của sản phẩm trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Công ty cần phải hết sức quan tâm đến thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh việc củng cố, phát huy các thị trường đang kinh doanh, công ty cần mạnh dạn đi vào những thị trường mới với qui mô lớn hơn.
Về địa bàn hoạt động: Từng bước đẩy công ty đã khai thác được khá nhiều tỉnh trong toàn quốc, song cũng còn nhiều tỉnh mà công ty chưa đặt chân đên shc mới đặt chân tới. Trong những năm tới Công ty cần khai thác, tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới ở các địa phương Công ty chưa đặt chân đến. Mới như vậy, không có nghĩa là Công ty có thể đi vào các thị trường một cách tràn lan, khắp các địa phương trong toàn quốc cũng như một số thị trường nước
đây và hiện tại công ty đang khai thác. Đối với thị trường mới công ty cũng cần thận trọng đưa vào thị trường đó những sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý để xây dựng uy tín của công ty, từ đó tăng vị thế của công ty trong thị trường.
Ngoài việc nâng cao uy tín để mở rộng thị trường kinh doanh của mình,c t cần chú trọng đến công tác tìm kiếm, thu thập thông tin, từ đó có thể xâm nhập vào thị trường mới một cách dễ dàng. Đối với các công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh, lợi nhuận công ty phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và chất lượng sản phẩm của mình. Vì vậy việc tìm kiếm và mở rộng thị trường là một việc làm thường xuyên và liên tục đối với công ty và đó là điều kiện để công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, công ty cần tổ chức công việc mua bán hàng hợp lý hơn, tránh tình trạng hàng tồn kho, đọng trong kho quá nhiều sẽ làm cho chi phí lưu kho, bảo quản kho và một số chi phí liên quan khác.