MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 82 - 91)

bảo thi hành án". Ngày 11/04/2002, Tòa phúc thẩm - Tòaán nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định lại một lần nữa "bản án dân sự sơ thẩm số 83/DSST ngày 16/1/2001… có hiệu lực pháp luật". Đây là bản án có hiệu lực pháp luật ngay đối với các bên đương sự.

Ngay sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, Công ty Nam Hà đã làm đơn yêu cầu thi hành án nhưng cho đến tận ngày 23/11/2007, Cơ quan thi hành án mới tiến hành tổ chức bán đấu giá thành tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mai Anh (đã kê biên và phong tỏa trước đó) với tổng giá trị là 45 tỷ đồng.Không

những vậy, ngày 23/6/2008, Công ty Nam Hà nhận được công văn số/THA ngày

02/6/2008 với nội dung: Công ty Nam Hà chỉ được trả số tiền 8.582.273.000 đồng trong 45 tỷ đồng bán đấu giá tài sản đã kê biên của Công ty Mai Anh.

Theo đó, Công ty Nam Hà đã không được đảm bảo tối thiểu phần nợ gốc khoảng 9,6 tỷ đồng chứ đừng nói tới việc nhận được lại phát sinh 13,5%

/tháng tới ngày thực thanh toán theo qui định tại bản án đã có hiệu lực.

Như vậy, điều đáng nói trong vụ việc này là, mặc cho phán quyết của

Tòa án có hiệu lực pháp luật, mặc cho quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn còn nguyên giá trị, bất chấp qui định của pháp luật về việc ưu tiên thanh toán đối với tài sản "Tòa án đã quyên kê biên để đảm bảo thi hành án cho một nghĩa vụ cụ thể, được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đó", Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ngang nhiên "loại" Công ty Nam Hà ra

khỏi danh sách ưu tiên thanh toán sau khi bán đấu giá tài sản[25].

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Như trên đã phân tích, các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các

huy được tác dụng tích cực trong quá trình giải quyết vụ án. Về mặt lập pháp đây là bước tiến quan trọng về lập pháp, biện pháp khẩn cấp tạm thời được các nhà làm luật quan tâm đúng mức và quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự trên thực tế cũng nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp hơn với thực tiễn. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở

trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau đây:

- Sửa đổi quy định tại khoản 13 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự về

biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định

Điểm tiến bộ của Bộ luật Tố tụng dân sự là đã mở rộng phạm vi các biện pháp khẩn cấp tạm thờiđược áp dụng với 12 biện pháp cụ thể theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự. Mặc dù tương đối đa dạng nhưng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự có những vụ việc rất cần Tòa án phải áp dụng

ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời khác ngoài 12 biện pháp đó. Vậy trong trường hợp này Tòa án có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết đó hay không? Nếu quy định theo hướng Tòa án không có

quyền áp dụng sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, khoản 13 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự nên được bổ sung theo hướng Tòa án có quyền áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định và cả những biện pháp mà pháp luật chưa có quy định nếu không trái với các quy định của Bộ luật này chứ không cần phải chờ một văn bản hướng dẫn thi hành ra đời.

-Sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp giao người chưa thành niên

cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Về quy định "Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục". Quy định này không đề cập tới biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi là chưa

đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn giải quyết tranh chấp. Thiết nghĩ, để quy định sát với thực tiễn, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên một cách đầy đủ nhất, thì tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng dân sự cần bổ sung thêm quy định

"Giao người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, chăm sóc, giáo dục nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến họ mà chưa có người giám hộ".

- Sửa đổi quy định liên quan đến tính khẩn cấp của các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo quy định tại Điều 117, thời hạn Tòaán xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là 3 ngày, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì thời hạn này là 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng. Thời gian như vậy có lẽ là quá dài đối với một quyết định đòi hỏi sự nhanh chóng và cần kíp để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự. Đặc biệt đối với các yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản tranh chấp, phong tỏa tài khoản… Sự chậm trễ trong việc ra quyết định mặc dù trong một khoảng thời gian rất ngắn cũng đủ để người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này tẩu tán, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc rút tiền từ tài khoản… Do đó, nên chăng các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể rút ngắn thời gian xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, đặc biệt trong trường hợp thực sự khẩn cấp Tòa án

có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay lập tức để bảo đảm quyền lợi của đương sự.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 99 và khoản 3 Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay không quy định rõ ràng là trong trường hợp thực sự khẩn cấp

Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào các ngày lễ hoặc ngày nghỉ hay không. Tuy nhiên, quy định tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật Tố

tụng dân sự thì các bên có thể thực hiện biện pháp bảo đảm vào các ngày nghỉ, ngày lễ, và theo mục 6 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trong trường hợp khẩn cấp việc nhận đơn có thể thực hiện ngoài giờ làm việc (kể cả trong ngày nghỉ). Có thể nhận xét rằng, quy định trên về thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thể hiện một sự chuyển biến lớn trong nhận thức về việc xây dựng nền tố tụng dân sự mà ở đó quyền lợi của người dân được đặt lên hàng đầu.

Vậy từ các quy định này có thể hiểu trong trường hợp thực sự khẩn cấp đương sự có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trong ngày không? Đơn yêu cầu sẽ nộp cho

Chánh án Tòaán, thẩm phán hay thư ký và có thể nộp tại nhà những người đó hay không? Chúng tôi cho rằng, để bảo vệ kịp thời quyền lợi các đương sự, cơ quan có thẩm quyền có thể hướng quy định của pháp luật theo hướng trong trường hợp khẩn cấp thì ngoài giờ làm việc, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ đương sự có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này phải tính đến tính thực tế của nó, nếu bổ sung theo hướng

này thì trong thực tế chúng ta phải xây dựng một cơ chế bảo đảm. Có nghĩa là phải có thẩm phán trực vào các ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ làm việc.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng khi người yêu cầu khởi kiện một vụ án, và chỉ khi đó

Tòa án mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó phụ thuộc vào vụ kiện chính mà tòa giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế có những vụ việc sau khi biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng thì tranh chấp cũng được giải quyết luôn mà không cần thiết phải khởi kiện nữa. Chúng tôi cho rằng để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, về lâu dài các nhà lập pháp có thể phát triển, bổ sung theo hướng cho phép thẩm phán trong trường hợp khẩn cấp có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay lập tức nhằm bảo vệ quyền lợi cho

các đương sự trước khi khởi kiện vụ án. Sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo yêu cầu của đương sự nếu xét thấy vụ việc cần phải xét xử ngay thì thẩm phán có thể đưa vụ việc ra xét xử để xem xét nội dung tranh chấp trong một thời gian ngắn.

- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm tại thủ tục giám đốc thẩm,

tái thẩm

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được tiến hành trong giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm mà chưa có quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Do đó, khi tiến hành các thủ tục này Tòa án đã gặp khó khăn nếu thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thiết nghĩ, biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc đó, có nghĩa là ngay cả tại thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm quyền lợi đó của họ cũng cần được bảo đảm. Chính vì vậy, các nhà làm luật cần có những quy định cụ thể về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại thủ tục này để có cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp đó trong quá trình tiến hành các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

-Về quy định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Như trên đã phân tích, đối với trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là những người nghèo không có khả năng thực hiện biện pháp bảo đảm, thì quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ như thế nào? Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có quy định cụ thể về vấn đề này, để đảm bảo được quyền lợi các bên đương sự, đảm bảo sự công bằng của pháp luật. Chúng tôi cho rằng cần có những quy định về việc miễn, giảm tiền bảo đảm cho việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nêu trên.

- Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc dân sự và trong giai đoạn thi hành án

Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án. Như vậy, theo quy định này thì biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án mà chưa được áp dụng trong quá trình giải quyết việc dân sự. Việc Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định vấn đề này là chưa hợp lý bởi xuất phát từ ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, do vậy trong vụ án dân sự hay việc dân sự thì quyền lợi của đương sự vẫn cần được bảo vệ, do đó cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chúng tôi cho rằng trong một số trường hợp việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự là rất cần thiết như biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; biện pháp cấm chuyển dịch về quyền tài sản hoặc cấm thay đổi hiện trạng tài sản khi giải quyết yêu cầu về thông báo, tìm kiếm người vắng mặt, mất tích hoặc đã chết…Vì vậy, nên chăng pháp luật cần có thêm quy định chi tiết về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết việc dân sự và Tòa án nhân dân Tối cao cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về những việc dân sự Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, để đảm bảo quyền lợi của đương sự.

- Về trách nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp Tòa án áp

dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Qui định tại khoản 2 Điều 101 của Bộ luật Tố tụng dân sự về trách nhiệm bồi thường của Tòa án trong trường hợp Tòa án đã áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc

người thứ ba. Đây là một quy định mới tiến bộ vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời lại bảo đảm quyền lợi cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề cập đến trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà chưa đề cập đến trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp Tòa án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thực tế, việc Tòa án đã không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đương sự. Vì vậy:

Để xác định được đầy đủ hơn trách nhiệm của Tòa án, cần bổ sung vào khoản 2 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự thêm một căn cứ nữa, đó là Tòa án phải bồi thường thiệt hại cho người đưa ra yêu cầu nếu Tòa án có lỗi trong việc không ra hoặc chậm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba[27].

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu đề tài, đã góp phần làm rõ vị trí và vai trò quan trọng của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói chung, và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Trên cơ sở nghiên cứu học viên đã cố gắng làm rõ bản chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời và những tính chất cơ bản của biện pháp này cũng như những ý nghĩa thực tiễn của nó. Bằng việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời từ trước khi có Bộ luật Tố tụng dân sự tới nay, luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự. Việc nghiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)