THỦ TỤC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, BỔ SUNG VÀ HỦY BỎ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 50 - 56)

KHẨN CẤP TẠM THỜI

2.2.1. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong các văn bản tố tụng dân sự trước, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định rất sơ sài và chung chung. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã có những quy định chi tiết, cụ thể về thủ tục này tại Điều 117 và Điều 341.

Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, người yêu cầu Tòa án áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 1.1 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì những người có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp luật hôn nhân và gia đình có quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án về lao động trong trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản khác có liên quan quy định. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án cũng có thể tự mình ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần có đơn yêu cầu.

Trong trường hợp nộp đơn, người đưa ra yêu cầu phải cung cấp cho

Tòa án những chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định này sẽ hạn chế được tình trạng yêu cầu không có căn cứ từ phía người yêu cầu, đồng thời giúp cho Tòa án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng đưa ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trước phiên tòa, người yêu cầu nộp đơn yêu cầu áp dụng thì thẩm phán được phân công phải xem xét, giải quyết yêu cầu đó. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng, thẩm phán phải xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Nếu chấp nhận đơn yêu cầu và người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện biện pháp bảo đảm đó thì thẩm phán sẽ ra quyết định áp dụng. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Tại phiên tòa, nếu người nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, hỏi ý kiến của người được yêu cầu và người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thảo luận và thông qua tại phòng xử án. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp chấp nhận mà người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định ngay sau khi họ xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm. Nếu không chấp nhận yêu cầu, thì Hội đồng xét xử không phải ra quyết định nhưng phải thông báo công khai tại

phiên tòa việc không chấp nhận, nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa. Qui định này trên thực tế cũng có nhiều vướng mắc, bất cập khi áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn về vấn đề này tại Chương thứ ba của luận văn.

Trường hợp người yêu cầu nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với thời điểm nộp đơn khởi kiện thì Chánh án Tòa án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Nếu nhận đơn ngoài

giờ làm việc (kể cả trong ngày nghỉ) thì người tiếp nhận đơn phải báo cáo ngay với Chánh án. Chánh án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 h kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo để xác định đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòaán mà họ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Nếu không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo. Nếu thuộc thẩm quyền thì Tòaán tiếp tục xem xét, giải quyết yêu cầu như đối với việc nhận đơn trước phiên tòa. Trường hợp không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng khác, phong tỏa tài sản nơi gửi giữ của người có nghĩa vụ mà người yêu cầu phong tỏa tài

khoản, tài sản có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện, thì Tòaán chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản đó trở xuống. Trường hợp tài sản bị phong tỏa là tài sản không thể chia được có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện thì Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu thì Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.

Đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử của Trọng tài thương mại, người yêu cầu cũng phải làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kèm theo đó là các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp (Điều 50 Luật Trọng tài thương mại, Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Có thể thấy, những biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòaán áp dụng có tác dụng đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ được tài sản... Theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào và Tòa án

có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, theo qui định tại khoản 2 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, do tình thế cấp thiết, cần bảo vệ ngay bằng

chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòaán áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện trước khi Tòaán thụ lý vụ án. Đây là qui định tiến bộ và là điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 so với qui định của các văn bản pháp luật trước đó. Đó là kết quả của quá trình hội nhập, tham khảo kinh nghiệm về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khi đem so sánh thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 với các qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp năm 1807 thì có hạn chế là các qui định này chỉ áp dụng đối với những yêu cầu khẩn cấp nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ kiện chính, ngược lại theo

Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp 1807 thủ tục xét xử cấp thẩm cũng có thế áp dụng một cách độc lập mà không phụ thuộc vào vụ kiện chính. Trên cở sở áp dụng các điều 808, 809 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp 1807, Chánh án tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế cả nhà đối với

người thuê nhà không có hợp đồng thuê nhà hoặc chỉ định một ủy viên quản trị tạm thời một công ty trong trường hợp công ty không thể hoạt động do có sự bất đồng giữa các cổ đông, cưỡng chế một người thuê nhà ra khỏi nhà thuê

vì ngôi nhà thuê có nguy cơ bị sụp đổ, quyết định cấm cạnh tranh bất hợp pháp, cấm phát hành các ấn phẩm có nội dung xâm phạm đời tư cá nhân…

2.2.2. Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời mang hai tính chất là tính khẩn cấp và tính tạm thời, do vậy khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi, biện pháp khẩn cấp tạm thời đang áp dụng là không phù hợp nữa thì Tòa án có thể ra quyết định thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đó theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu.

Theo quy định Điều 121 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm

phán Tòa án nhân dân tối cao thì thủ tục yêu cầu và xem xét quyết định việc bổ sung, thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy vậy, trong trường hợp người có đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện, thì Toà án xem xét và quyết định cho họ nhận lại toàn bộ hoặc một phần khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà họ đã nộp, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại

cho người bị áp dụng và cho người thứ ba.

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng dân sự Tòa án ra ngay

quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sau:

-Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên yêu cầu.

-Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, có thể thấy nếu không có căn cứ theo quy định tại Điều 122

thì Tòa án cũng không được hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi có đơn yêu cầu Tòa án hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì

Tòa án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này nếu yêu cầu của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời,

Tòa án quyết định cho họ nhận lại toàn bộ số tiền mà họ đã thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng và người thứ ba nhưng người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì Tòaán cho họ nhận lại toàn bộ số tiền bảo đảm. Nếu người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền thấp hơn số tiền bảo đảm mà họ đã nộp thì Tòa án quyết định cho họ lấy số tiền vượt quá mức người bị người gây thiệt hại yêu cầu bồi thường.

Trong trường hợp yêu cầu thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại thì thủ tục thay đổi, hủy bỏ được áp dụng tương tự như vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 261 Bộ luật Tố tụng dân sự và mục 13 của Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp

dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu có các yêu cầu đó trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì

việc xem xét, giải quyết được thực hiện như việc quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)