Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 30 - 50)

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải ứng trước một khoản tiền nhất định để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, để bảo đảm cho người được cấp dưỡng tạm thời giải quyết được những khó khăn trước mắt của họ.

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được Tòa án áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng.

Quan hệ cấp dưỡng thường phát sinh chủ yếu trong khi giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình như vụ án ly hôn, vụ án yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau phát sinh giữa những người trong gia đình: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa vợ với chồng, giữa ông bà với cháu. Pháp luật cho phép bên đang

trong tình trạng túng thiếu không có khả năng nuôi sống mình có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây chính là quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.

Biện pháp này chỉ được áp dụng trong điều kiện việc giải quyết này có liên quan đến những vụ án có liên quan đến yêu cầu về cấp dưỡng và đương sự đang trong tình trạng túng thiếu nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng. Quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người được cấp dưỡng, giúp cho đương sự có thể tạm thời giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống trong thời gian Tòaán giải quyết vụ án.

2.1.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là việc người gây thiệt hại phải ứng trước một khoản tiền nhất định để bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.

Theo Điều 609, Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 thì thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, cấp dưỡng cho nhân thân, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu hay các chi phí hợp lý khác… Vậy theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng dân sự thì điều kiện có căn cứ và cần thiết cần được giải thích như thế nào ? Trên thực tế để xác định yêu cầu áp dụng biện pháp

này là có căn cứ hay không, Tòa án cần phải xem xét bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe của người yêu cầu áp dụng biện pháp này hay không, họ là người có lỗi hay không. Bên cạnh đó, Toà án xem xét hoàn cảnh cụ thể của người bị thiệt hại để đánh giá về tính cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Ví dụ: Trong trường hợp người bị thiệt hại bị tổn hại nặng nề về sức khỏe, phải nằm viện điều trị, trong khi hoàn cảnh kinh tế của người đó lại hết sức khó khăn, không có tiền chi trả thuốc men, viện phí thì việc áp dụng biện pháp này là cần thiết.

2.1.1.3. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay các tranh chấp lao động ngày càng tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do các hành vi vi phạm pháp luật từ phía người sử dụng lao động, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp người lao động. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, trên cơ sở kế thừa các quy định pháp luật tố tụng dân sự trước đó, nhà lập pháp đã thiết lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự các quy định về biện pháp buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo đó, Tòaán có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này nhằm buộc người sử dụng lao động phải ứng trước một khoản tiền nhất định để trả lương, trả công, tiền bồi thường hay trợ cấp tai nạn, trợ cấp nghề nghiệp cho người lao động.

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp khẩn cấp tạm thời này được Tòa án áp dụng trong việc giải quyết các vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.

Như vậy, Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

-Có chứng cứ, tài liệu khẳng định nghĩa vụ trả tiền của người sử dụng lao động;

- Người lao động đang lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế cần phải có nguồn thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Chẳng hạn như người lao động trong tình trạng sức khỏe giảm sút, ốm đau đang phải điều trị, đang nuôi con nhỏ hoặc phải cấp dưỡng cho các thành viên khác trong gia đình…trong khi đó họ lại không có nguồn thu nhập nào khác nếu không được tạm ứng ngay sẽ không đảm bảo được cuộc sống của họ và những người mà họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

2.1.2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp

2.1.2.1. Kê biên tài sản đang tranh chấp

Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp được Tòa án áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đơn yêu cầu của những người có quyền yêu cầu.

Như vậy, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Đối tượng tài sản bị kê biên phải là những tài sản mà các đương sự đang có tranh chấp;

-Cần phải ngăn chặn người giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản này.

Về điều kiện này các quy định của luật thực định chỉ quy định theo hướng có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản mà không mở rộng hơn đối với trường hợp cần ngăn chặn trước người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Quy định này dường như chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về tính khẩn cấp của biện pháp được áp dụng.

Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cũng có quy định về biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp (điểm c khoản 2 Điều 49 Trọng tài thương mại). Trên thực tế, khi yêu cầu Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp, các bên trong tranh chấp thường yêu cầu Trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp này, đi kèm với nó là niêm phong tài sản và gửi giữ tài sản tại bên thứ ba nhằm mục đích bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản và ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, đảm bảo cho việc thi hành án sau này. Như vậy, biện pháp này được coi là biện pháp có hiệu quả nhất để giữ nguyên hiện trạng tài sản và tránh được sự tẩu tán của đương sự.

Ngoài ra, theo Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời niêm phong tài sản để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự trong các vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, mọi hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó sẽ bị niêm phong khi có yêu cầu của chủ thể có quyền lợi bị xâm hại.

Như vậy, khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp Tòa án cần có sự kết hợp giữa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các quy định trong Luật Trọng tài thương mại, Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay về biện pháp này còn chưa thực sự cụ thể. Nên chăng, pháp luật cần có hướng dẫn cụ

thể hơn theo hướng mở rộng hơn đối với trường hợp cần ngăn chặn trước người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Ngoài ra, trong quyết định kê biên cần chỉ rõ nghĩa vụ của bên đương sự hoặc người thứ ba được giao quản lý tài sản trong việc không được chuyển dịch tài sản này cho đến khi có quyết định khác của Toà án.

2.1.2.2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang

tranh chấp

Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp được hiểu là việc không cho thay đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp này được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho người khác. Việc chuyển dịch quyền về tài sản này sẽ làm phức tạp thêm quá trình giải quyết vụ tranh chấp, gây khó khăn cho việc thi hành án sau này. Do vậy, việc cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp là cần thiết nhằm đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh có sự chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho người khác. Nếu đương sự chuyển dịch quyền về tài sản không phải là tài sản đang có tranh chấp thì Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này. Những hành vi được coi là chuyển dịch quyền về tài sản có thể là hành vi mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi v.v... Mọi sự chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp sau khi Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này đều bị coi là vô hiệu. Tòa án

chỉ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, để tránh việc người bị kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác trong quá trình giải quyết vụ án làm phức tạp thêm cho việc giải quyết vụ án, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch về quyền tài sản đối với mảnh đất đang tranh chấp. Tuy nhiên, Tòa án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp này khi người yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm. Sau khi có quyết định của Tòa án thì bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này sẽ được chuyển giao cho Phòng tài nguyên và môi trường nơi quản lý diện tích đất đó nhằm ngăn chặn mọi giao dịch liên quan đến diện tích đất đang có tranh chấp, chờ quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án.

Tuy nhiên:

Nghiên cứu các quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự về biện pháp này cho thấy pháp luật hiện hành chỉ quy định đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp này biện pháp này nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho người khác mà không có quy định về biện pháp này có thể được áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho người khác trong tương lai [27].

Thiết nghĩ, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể hơn theo hướng mở rộng hơn đối với trường hợp cần ngăn chặn trước người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp cho người khác.

2.1.2.3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp là việc không cho phép thay đổi hiện trạng tài sản đang là đối tượng của một vụ án về tranh chấp tài sản.

Theo quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng dân sự thì biện pháp này được áp dụng "nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo dỡ, lắp ghép,

xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó" [18].

Như vậy, trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này thì người yêu cầu phải đưa ra các căn cứ chứng minh rằng bên đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. Sau khi nhận đơn yêu cầu áp dụng, thẩm phán phải nghiên cứu, xem xét các căn cứ mà đương sự đưa ra để quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này hay không. Nếu có căn cứ và người yêu cầu áp dụng đã thực hiện biện pháp bảo đảm thì thẩm phán phải đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.

Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì đương sự chỉ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp khi người đang chiếm hữu, giữ tài sản có các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp. Tuy vậy, dưới góc độ nghiên cứu chúng tôi cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu pháp luật cho phép áp dụng biện pháp này ngay cả trong trường hợp cần ngăn chặn người đang chiếm hữu, giữ tài sản có

các hành vi làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

2.1.2.4. Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa

Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm hoặc hàng hóa là việc cho thu, bán những sản phẩm về nông nghiệp hoặc những sản phẩm, hàng

hóa khác.

Biện pháp này được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về tài sản trong đó có hoa màu, sản phẩm hàng hóa khác đang ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài và nếu không áp dụng các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 30 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)