Chế định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trang 121 - 123)

Để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoàiem xin có một số kiến nghị sau đây.

2.2.6.1. Về kết hôn có yếu tố nước ngoài

+ Cần phải xây dựng các quy phạm điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài theo hướng một mặt bảo đảm quyền tự do kết hôn cho các bên nhưng không tạo kẽ hở để việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thể hiện những giá trị nhân văn mà không mang tính thương mại hoặc mang tính phi hôn nhân nhằm mục đích cá nhân khác.

+ Cần tiếp tục xây dựng các quy phạm xung đột theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật Việt Nam.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế, tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, đảm bảo giải quyết nhanh chóng vấn đề ủy thác tư pháp khi cần thiết để giải quyết tốt việc thẩm định hồ sơ đăng ký kết hôn đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Có lẽ cần đưa ra thêm một số điều kiện riêng biệt đối với người nước ngoài khi muốn kết hôn với người Việt Nam, cũng như người Việt Nam khi muốn kết hôn với người nước ngoài như: phải biết nghe, nói, đọc, viết ngôn

ngữ của nhau, phải hiểu văn hóa truyền thống của nhau, hiểu biết một số quy định pháp luật về HN&GĐ của nước sở tại.

+ Cần khải sát mô hình hỗ trợ kết hôn để đưa ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động hỗ trợ kết hôn, có biện pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức này để tổ chức này thực sự là tổ chức giúp nam nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài gặp gỡ, tìm hiểu lẫn nhau nhằm đi đến xây dựng hôn nhân bền vững.

+ Cần tiến hành ra soát tình hình thực hiện đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới để có những quy định kịp thời nhằm phát huy vai trò của UBNDcấp xã, phường khi thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.

2.2.6.2. Về ly hôn có yếu tố nước ngoài

+ Trước hết cần có văn bản hướng dẫn giải thích cụ thể, thống nhất các thuật ngữ áp dụng trong quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài như:

"Người nước ngoài", "đương sự ở nước ngoài"; "nơi thường trú chung của vợ chồng"...

+ Cần quy định cụ thểTòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài vì hiện nay cả Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định 68/2002/NĐ-CP về hướng dẫn Luật HN&GĐ về quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài đều chưa quy định cụ thể về Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

+ Việt Nam cần tham gia ký kết nhiều hiệp định tương trợ tư pháp với các nước là những nước có đông người Việt Nam sinh sống và làm ăn như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ... nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài chứ không riêng gì vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Bên cạnh các biện pháp về hoàn thiện pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các vấn đề liên quan đến HN&GĐ có yếu tố nước

ngoài cũng cần nâng cao trình độ của đội ngũ thẩm phán và tăng cường phổ biến pháp luật HN&GĐ đến người dân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)